You are here: Tin tức Tin tức chuyên ngành
 
 

Tin tức chuyên ngành

Gian nan cuộc “giải cứu” Dự án 16 cầu: Cái giá từ “bẫy” thầu giá thấp

Email In

Việc “giải cứu”thành công Dự án Khôi phục các cầu trên Quốc lộ 1, giai đoạn III, đoạn Cần Thơ - Cà Mau (Dự án 16 cầu) thực sự là một kinh nghiệm tốt để các chủ đầu tư đang vướng phải “bẫy thầu giá thấp” tham khảo.

 

 Gánh nặng của chủ đầu tư

Việc Dự án 16 cầu lần đầu tiên đứng trước cơ hội hoàn thành sau gần 4 năm thi công đã giúp chủ đầu tư là Tổng cục Đường bộ Việt Nam tháo bỏ 2 gánh nặng lớn: kết thúc được một trong dự án có “số phận long đong” bậc nhất ngành giao thông, do vấn nạn bỏ thầu giá thấp và khắc phục được tình trạng lệnh pha tải trọng cầu đường trên Quốc lộ 1 từ Cần Thơ xuống Cà Mau.

Nếu thời tiết thuận lợi, cầu Cái Răng có thể thông xe trước ngày 31/1/2011. Ảnh: A.M

Cần phải nói thêm rằng, sau khi 236 km Quốc lộ 1 từ Cần Thơ đến Cà Mau hoàn thành việc nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng vào năm 2008, 16 cầu yếu thuộc Dự án gồm: Đầu Sấu, Cái Răng, Nàng Mao, Kinh Sáng, Nhu Gia, Phú Lộc, Giá Rai, Nọc Nạng, Hộ Phòng, Phụng Hiệp, Khánh Hưng, Xã Bảo, Cái Dầy, Dần Xây, Xóm Lung, Láng Tròn đã trở thành những “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông, hạn chế năng lực vận tải.

 

Theo ông Lưu Văn Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), đối với các dự án hạ tầng giao thông, tiến độ xây dựng chỉ có thể được đảm bảo trên cơ sở “tối ưu” 3 yếu tố: mặt bằng bàn giao đúng hạn; giá cả nguyên vật liệu ít biến động và năng lực tài chính của nhà thầu đảm bảo.

 

Tuy nhiên, kể từ khi chính thức khởi công Dự án 16 cầu vào tháng 3/2007 cho tới nay, mặt bằng, nguồn cung vật liệu ổn định cả về lượng lẫn giá cả, tài chính luôn là những thứ... xa xỉ đối với nhà thầu. Trong đó, những vấp váp trong quá trình triển khai Gói thầu 2a (xây dựng 9 cầu) sử dụng vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do Tổng công ty Xây dựng Quốc gia Trung Quốc (CSCEC) trúng thầu có thể xếp vào “hàng kinh điển” của ngành giao thông - vận tải.

“Ngay từ khi ký hợp đồng vào tháng 1/2007, giá trúng thầu 586 tỷ đồng của nhà thầu Trung Quốc đã khá lạc hậu so với thực tế thị trường”, ông Lương Văn Tuyết, Trưởng phòng Quản lý Dự án 3 (Ban quản lý Dự án 2 - PMU2) cho biết

 

Giá bỏ thầu đã rất thấp, nhà thầu này tiếp tục nhận thêm một “đòn choáng váng”, khi phần lớn thời gian triển khai thi công công trình (từ tháng 10/2007 đến 9/2008) rơi đúng vào thời điểm giá vật liệu xây dựng tăng đột biến. Trong đó, 5 loại nhiên, vật liệu chủ chốt phục vụ thi công cầu là thép, xi măng, cát, đá và dầu diezel tăng từ 163% tới 300%. Từ cuối tháng 10/2008, dù giá vật liệu xây dựng đã hạ nhiệt, nhưng vẫn cao gần gấp đôi so với thời điểm dự thầu. Quy định tính trượt giá trong hợp đồng không bù đắp được biến động gia. Trước nguy cơ thua lỗ nặng (300 tỷ - 350 tỷ đồng), toàn bộ công trường của CSCEC gần như bất động.

 

“Lát cắt” chưa có tiền lệ

Cũng phải nói thêm rằng, việc đến cuối tháng 9/2008, các địa phương không thể bàn giao đủ mặt bằng cho đơn vị thi công đã khiến chính chủ đầu tư vi phạm hợp đồng ký kết với nhà thầu. Trong hoàn cảnh đó, nếu chủ đầu tư đơn phương chấm dứt hợp đồng với CSCEC, chưa chắc họ đã giành được lợi thế trong việc phân định trách nhiệm của các bên. Tính đến giữa tháng 1/2009, Gói thầu 2a chỉ đạt được 16% giá trị hợp đồng

 

Theo ông Tuyết, tiến độ của dự án này chỉ được “giải cứu” khi đến giữa năm 2010, chủ đầu tư được phép của Chính phủ “cắt” 6/9 cầu của Gói thầu 2a để hình thành một gói thầu mới (2c). Sau khi bổ sung vốn để cập nhật lại giá, Gói thầu 2c đã có đủ sức hấp dẫn đối với các nhà thầu trong nước có năng lực chấp nhận thi công 6 cầu với thời gian kỷ lục chưa tới 1 năm. Đối với Gói thầu 2a, tuy ít nhiều bị ảnh hưởng tới thương hiệu, nhưng việc giảm 2/3 số lượng cầu, đồng nghĩa với giảm nguy cơ thua lỗ, đã giúp CSCEC có thêm động lực để hoàn thành công trình. “Việc cắt tới 60% khối lượng công việc để chuyển giao cho nhà thầu khác thi công là việc chưa từng có tiền lệ trong ngành giao thông - vận tải Tuy nhiên, đối với Gói thầu 2a, đây thực sự là liều thuốc đắng dã tật”, ông Tuyết cho biết.

 

Sau khi gỡ được nút thắt tài chính, chủ đầu tư đã yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. PMU2• thành lập Tổ chỉ đạo luân phiên thường trực 24/24h tại công trường để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho nhà thầu thi công, có báo cáo kết quả thi công hằng ngày để kịp thời điều chỉnh tiến độ.

 

Tính đến ngày 27/9, đã có 7/16 cầu thuộc Dự án đã được thông xe gồm: Đầu Sấu, Nàng Mao, Dần Xây, Xã Bảo, Xóm Lung, Láng Tròn, Cái Dày. Các cầu còn lại trên tuyến sẽ lần lượt được nhà thầu thông xe từ nay đến Tết Âm lịch. “Đường găng tiến độ của Dự án hiện nằm ở công trình cầu Cái Răng thuộc địa phận TP. Cần Thơ do CSCEC thi công. Nếu thời tiết thuận lợi, cầu Cái Răng có thể thông xe trước ngày 31/1/2011”, ông Nghiêm Phú Sơn, Tổ chỉ đạo giải quyết Dự án thuộc PMU2 khẳng định.

Động lực mới từ đại lộ Thăng long

Email In

Rất nhiều nhà đầu tư trong các lĩnh vực: bất động sản, du lịch, công nghệ cao, giáo dục - đào tạo… sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ công trình giao thông lớn nhất Hà Nội - Đại lộ Thăng Long - vừa được thông xe hôm qua (3/10).

 

Sau hơn 5 năm thi công, Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc chính thức được đưa vào khai thác, với tên gọi mới Đại lộ Thăng Long. Theo ông Vũ Xuân Hoà, Tổng giám đốc Ban quản lý Dự án Thăng Long (Bộ Giao thông - Vận tải) - đơn vị quản lý dự án, Đại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng hoàn toàn bằng nội lực (do các kỹ sư và các nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công bằng nguồn vốn trong nước).

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, Đại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc đô thị dài và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Tuyến đường có chiều dài 29,264 km, điểm đầu là Km1+800 (giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng - Hoà Lạc tại nút giao Trung Hòa) và điểm cuối là nút giao Hoà Lạc Km31+064 (giao cắt với Quốc lộ 21 - đường Hồ Chí Minh). Chiều rộng tuyến đường là 140 m, bao gồm 2 dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe rộng 16,25 m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5 m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20 m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị; dải trồng cây xanh và vỉa hè.

 

Ngoài ra, trên tuyến đường có 51 cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực vượt sông, vượt nút giao. Toàn tuyến có 3 nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tổng mức đầu tư của Dự án là 7.527 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của TP. Hà Nội là 5.687 tỷ đồng.

 

Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc (Đại lộ Thăng Long) do Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư; Ban quản lý Dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư; đơn vị tư vấn thiết kế là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải (TEDI). Liên danh tư vấn giám sát là Viện Khoa học công nghệ giao thông - vận tải, Trung tâm Tư vấn giám sát Thăng Long và Công ty Tư vấn thí nghiệm công trình giao thông 1. Công trình do các đơn vị xây dựng hàng đầu trong ngành giao thông (Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long) và các đơn vị ngoài ngành xây dựng thi công, trong đó Tổng công ty Xuất khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) giữ vai trò là tổng thầu xây lắp.

 

Công trình được khởi công vào tháng 3/2005, trong đó giai đoạn I của Dự án (Km1+800 – Km4+100) đã được hoàn thành vào tháng 10/2006 để phục vụ Hội nghị Cấp cao APEC năm 2006. “Con đường có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng không chỉ riêng Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô, mà còn cả vùng Việt Bắc, Tây Bắc”, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đánh giá.

 

Đối với Thủ đô Hà Nội, tuyến đường này nối kết khu vực trung tâm với các chuỗi đô thị vệ tinh đang trong quá trình phát triển như: An Khánh, Xuân Mai, Miếu Môn, Sơn Tây và các khu du lịch giàu tiềm năng như: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ba Vì, Suối Hai… Đặc biệt, tuyến đường được coi là tiền đề cơ bản để phát triển Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc - một trong những dự án lớn, có tác động lớn tới kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, tuyến đường có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mở rộng Thủ đô Hà Nội về phía Tây và Tây Nam, tạo ra một Thủ đô hiện đại và văn minh.

 

Xét trong mạng lưới giao thông tổng thể, tuyến đường này hoà với Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2… góp phần hoàn thiện mạng đường xuyên tâm kết nối khu xvực Việt Bắc, Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội. Đại lộ Thăng Long có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội, vì đây là con đường nằm ở vị trí đầu mối, nối đường Hồ Chí Minh với địa bàn Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh bạn.

 

Không chỉ các nhà đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, du lịch, công nghệ cao, giáo dục đào tạo… được hưởng lợi trực tiếp từ công trình giao thông lớn nhất Hà Nội - Đại lộ Thăng Long, việc hoàn thành tuyến đường này còn tạo ra một sức hút lớn đối với các dự án hạ tầng trong vùng. Lãnh đạo Bộ Giao thông – Vận tải cho biết, đã có 5 tập đoàn xây dựng hàng đầu Hàn Quốc đề xuất tham gia xây dựng Dự án đường Láng - Hoà Lạc nối dài bắt đầu từ ngã ba Hòa Lạc dẫn đến TP. Hoà Bình, với chi phí xây dựng khoảng 150 triệu USD.

TP HCM: Bùng nổ căn hộ trung bình

Email In

Thị trường căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra những đợt quảng bá rầm rộ để thu hút khách hàng.

Có rất nhiều loại căn hộ để khách hàng tự do lựa chọn tùy theo sở thích, vị trí dự án và đặc biệt là vừa túi tiền. Tuy nhiên, để có được một căn hộ ưng ý không phải dễ.

 

Trước đây, cái mác "căn hộ cao cấp" luôn được giới bất động sản chú ý thì nay đã thay đổi quan điểm. Khái niệm "căn hộ trung bình" hay "phân khúc cho người thu nhập thấp"... xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường.

Giá của loại căn hộ này cao nhất 16 triệu đồng/m2, còn lại trung bình từ 11-13 triệu đồng/m2.

 

Mục đích tìm một căn hộ giá vừa phải tại khu vực phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh như quận 2, 9, Thủ Đức để ở, anh Nguyễn Văn Tâm đã tìm hiểu hàng chục dự án căn hộ chung cư nhưng vẫn chưa tìm được căn nào ưng ý.

Căn hộ trung bình được khách hàng săn đón.

Anh cho biết: “Trước kia căn hộ đã khó mua, giờ đây lại càng khó vì có nhiều loại căn hộ để mình lựa chọn nhưng căn hộ mình thích thì vượt quá khả năng tài chính. Loại vừa tầm thì chưa biết tốt xấu thế nào."

 

Một chung cư dành cho người thu nhập thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Anh Tâm cho biết, gần đây anh có đọc trên báo thấy xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng nên cũng e ngại.

Giới đầu tư bất động sản hiện nay cho rằng thị trường căn hộ giá trung bình có khá nhiều nhưng đó là những dự án mới khởi động xây móng, chưa có sản phẩm thật. Khách hàng mua nhà phải đợi hai ba năm sau mới nhận được nhà. Bất chấp thị trường vẫn chưa lại sức, một số doanh nghiệp vẫn quyết tâm cho ra đời nhiều sản phẩm vào thời điểm này.

 

Theo nhận xét của một giám đốc doanh nghiệp, thị trường trầm lắng hơn hai năm qua khiến nguồn tài chính dự trữ của các doanh nghiệp cũng gần như cạn kiệt.

 

Ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty phát triển nhà Thủ Đức nhận định phân khúc căn hộ trung bình vẫn bán được trong 10 năm tới. Vấn đề là chủ dự án có dám tiếp tục đầu tư hay không.

 

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của một bộ phận dân cư có thu nhập trung bình khá trở lên, công ty đã mạnh dạn đầu tư dòng sản phẩm căn hộ ThuducHouse Aparment. Dự án căn hộ Trường Thọ, là dự án đầu tiên trong dòng sản phẩm này có giá bán từ 15,5 triệu đồng/m2. Trong giai đoạn 1 công ty đã bán hết 120 căn hộ. Ngày 24/9 vừa qua giai đoạn 2 của dự án tiếp tục được chào bán.

 

Lợi thế của căn hộ là khách hàng có thể lựa chọn căn hộ và vào ở ngay. Sự bùng nổ của phân khúc căn hộ trung bình làm người mua đặt câu hỏi chất lượng căn hộ, hạ tầng xung quanh, môi trường sống và cả việc phục vụ có đáp ứng được nhu cầu...

 

Các sàn môi giới bất động sản và các chuyên gia về thị trường cho rằng, trước khi mua căn hộ dạng này khách hàng nên quan tâm đến giá cả, chất lượng và thương hiệu của chủ đầu tư. Xét về thị trường thì hiện nay có vài chủ đầu tư có căn hộ đáp ứng được các tiêu chí này.

 

Theo số liệu từ Công ty Nghiên cứu thị trường Cushman & Wakefield Vietnam, tổng nguồn cung trong 8 tháng đầu năm nay khoảng 11.200 căn hộ, trong đó căn hộ có giá trung bình chiếm khoảng 76%. Khu vực có số lượng căn hộ chào bán lớn nhất là quận 2 với gần 2.000 căn và quận 7 với khoảng 1.900 căn hộ.

 

Trong thời điểm trước mắt các công ty địa ốc vẫn phải săn đón khách hàng, chật vật chào bán sản phẩm. Nhưng giới quan sát thị trường nhận định rằng nhu cầu nhà ở về lâu dài vẫn rất tiềm năng.

 

Xu hướng phát triển dự án bất động sản chú trọng đến yếu tố giá cả, nhắm tới đối tượng có nhu cầu nhà ở thật sự đã hình thành. Việc đẩy nhanh hạ tầng giao thông giúp cho các dự án vùng ven trở nên sôi động hơn.

Indochina Plaza “Trình làng” căn hộ phong cách Châu Âu

Email In

Ngày 28/9, Indochina Plaza giới thiệu căn hộ mẫu ra thị trường với thiết kế và nội thất Châu Âu đã mang lại cho thị trường một phong cách riêng biệt

 

Mô hình tổng thể dự án Indochina Plaza (IPH) bao gồm hai tháp căn hộ với 390 căn hộ sang trọng, một tháp văn phòng với 18.000m2 và 4 tầng trung tâm thương mại có diện tích 14.000m2. Hiện 70% số căn hộ tại dự án đã bán cho khách hàng.

Phòng khách, bàn ăn, khu bếp liên thông rất rộng và thoáng. Ảnh: Chí Cường

Căn hộ 93m2 với 2 phòng ngủ, phòng khách, bếp và 2 nhà vệ sinh được thiết kế theo phong cách châu Âu.

 

Phòng khách nhìn từ hướng trái sang phải là khu vệ sinh và phòng ngủ. Sàn gỗ với gam màu vàng ấm áp của gỗ sồi tự nhiên mang lại sự ấm áp, sang trong trong phòng khách

 

Phòng khách , bàn ăn, và bếp liền nhau.

Chủ sở hữu có thể tuỳ chọn  toàn bộ khu bếp gồm tủ gỗ hoặc tủ gỗ sơn mài, bàn đá, và các thiết bị nhập khẩu từ châu Âu.

 

Khởi công xây dựng hạ tầng Khu đô thị xi măng Hải Phòng

Email In

Sáng 28-9, tại Hải Phòng, trên tổng diện tích 78,6 ha, ( khu đất của Nhà máy Xi măng Hải Phòng cũ), Công ty cổ phần đô thị Xi măng Hải Phòng (Tổng Công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam) đã khởi công dự án xây dựng hạ tầng Khu đô thị xi măng Hải Phòng - khu đô thị tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hải Phòng. Theo Luận ch ứng: Khu đô thị được xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, có môi trường xanh lý tưởng, giáp hai con sông Cấm và Thượng Lý và diện tích đất dành cho công viên, cây xanh, mặt nước, giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật chiếm tới 43%. Khu đô thị được thiết kế gồm có các phân khu chức năng: công trình phức hợp, khu thương mại, khu đất ở, khách sạn cao cấp, trường học, bệnh viện, bảo tàng và hệ thống giao thông, công viên cây xanh... và được thiết kế theo tổ chức không gian mở, với tòa tháp đôi 35 tầng cao 150m, dọc hai trục đường là các tòa nhà cao 20 tầng và các công trình thấp dần về phía sông Thượng Lý.

Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng Khu đô thị xi măng Hải Phòng là 4.000 tỷ đồng và do nhà tư vấn Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd (Nhật Bản) lập quy hoạch.

Dự kiến, khu đô thị hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng vào năm 2013. Khi hoàn thành, đây sẽ là điểm về kiến trúc khu cửa ngõ phía Tây của thành phố Hải Phòng.

JPAGE_CURRENT_OF_TOTAL

 
 
 
 

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM