You are here: Tin tức Tin tức chuyên ngành
 
 

Tin tức chuyên ngành

Ưu đãi tín dụng bất động sản: Cuộc chơi bán rủi, mua may

Email In

Theo Hà Quang báo Đầu tư

(baodautu.vn) Từ tháng 4/2012 đến nay, 6 ngân hàng thương mại là BIDV, VietinBank, Vietcombank, SeABank, ACB và VIBank đã cam kết dành tổng cộng 21.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi cho khách hàng vay mua bất động sản.
  
Các ngân hàng thương mại cổ phần khác tích cực cung cấp tín dụng ưu đãi, ít là 500 tỷ đồng, nhiều là 2.000 tỷ đồng cho các gói tín dụng ưu đãi với mức lãi suất 10 - 12%/năm cho các khoản vay mua nhà. Các gói tín dụng ưu đãi được kỳ vọng góp phần “tiếp sức” cho thị trường bất động sản trong thời điểm khó khăn hiện nay, nhưng theo đánh giá của chính các chủ nhà băng, sức lan tỏa của nguồn tín dụng này còn khá hạn chế.

Ảnh minh họa: internet

Ông Phạm Huy Thông, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, đến thời điểm hiện tại, mới khoảng 20% giá trị gói tín dụng 5.000 tỷ đồng của VietinBank được giải ngân đến khách hàng.

  

Lý giải vấn đề này, TS. Vũ Đình Ánh (Viện Kinh tế tài chính, Bộ Tài chính) cho rằng, nguyên nhân chính là giá bất động sản vẫn quá cao so với thu nhập trung bình của đa số người dân. Mặt khác, thị trường vẫn kỳ vọng giá bất động sản còn xuống nữa, nên nhiều người chưa quyết định mua bất động sản vào lúc này. Hơn nữa, việc đầu tư bất động sản lúc này cũng khá mạo hiểm, do thanh khoản của hàng hoá bất động sản thấp.

  

Theo TS. Ánh, “liều thuốc” tín dụng ưu đãi này sẽ khó phát huy tác dụng, nếu doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản không chấp nhận một cuộc “lột xác” đớn đau là hạ giá xuống mức mà người mua cảm thấy hấp dẫn.

 

“Bài toán tín dụng ưu đãi lúc này với ngân hàng và chủ dự án bất động sản giống như cuộc chơi ‘bán rủi, mua may’. Cuộc chơi đó chỉ có kết quả khi người mua bất động sản cảm thấy có được món hời, chứ không phải vay tiền để mua lại những khoản đầu tư rủi ro của ngân hàng và doanh nghiệp từ những năm trước đây”, một chuyên gia bất động sản bình luận.

 

 

Là người có thâm niên hàng chục năm với thị trường bất động sản, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành cho rằng, lúc này, doanh nghiệp bất động sản nên tự tìm cách cứu mình, chứ đừng trông chờ vào các các khoản hỗ trợ đến từ bên ngoài; cần chấp nhận bán rẻ dự án, thậm chí bán lỗ để tồn tại.

  

“Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thể học tập những bài học của nhà đầu tư tại dự án của Becamex Bình Dương. Một dự án của họ có 5.000 căn hộ, thì gần 90% là căn hộ nhỏ, có diện tích 30 m2, còn lại là diện tích 60 m2… Hầu như tất cả sản phẩm của Becamex đưa ra được thị trường chấp nhận”, ông Đực nói.

 

 

Theo ông Phạm Huy Thông, những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay có lỗi của cả doanh nghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư thứ cấp. Trước đây, doanh nghiệp xây nhà diện tích lớn, giá thành cao, ngân hàng cho vay vốn với lãi suất cao và nhà đầu tư thứ cấp tranh thủ ôm hàng, lướt sóng kiếm lợi nhuận cao… và nay là lúc họ phải trả giá cho những sai lầm đó.

 

“Việc tái cơ cấu thị trường bất động sản thực chất là sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, nên đừng đề cập vấn đề kinh doanh có lãi vào lúc này. Các chủ thể cần có trách nhiệm và đưa ra những biện pháp mạnh mẽ để cải thiện thanh khoản của thị trường”, ông Thông nói

Giá bất động sản muốn giảm không dễ

Email In

Căn hộ, đất nền ế ẩm, chủ đầu tư "khát vốn" nhưng khó giảm giá vì hầu hết dự án đều thế chấp ngân hàng (NH). Thị trường rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan" nên vẫn đóng băng kéo dài.

Giá bất động sản muốn giảm không dễ
Dự án Hoàng Anh River View (Q.2) mới đây đã tung hơn 100 căn hộ giảm giá đến 30% - Ảnh: Đình Sơn

“Dự án không cònlà của mình”

Theo thống kê, chỉ riêng phân khúc căn hộ, hiện TP.HCM còn khoảng 20.000 căn tồn kho, bán chẳng ai mua. Hàng nghìn nền đất ở các khu đô thị, khu dân cư cũng rơi vào thảm cảnh tương tự. Nhiều người vẫn tự hỏi, tại sao các DN cứ "cố thủ” không chịu giảm giá trong khi cần tiền mặt?

Giám đốc một công ty bất động sản (BĐS) trần tình, khi công ty của ông công bố giảm giá bán một dự án căn hộ ở huyện Nhà Bè đã bị NH “tuýt còi”. Phía NH cho rằng, dự án đã cầm cố vay tiền nên là tài sản của họ. Mà theo tính toán, với mức giảm của chủ đầu tư, có bán hết tài sản cũng không đủ trả nợ vay nên họ không đồng ý. Vị này cũng thú thật, trong một dự án, chỉ 15 - 20% là vốn tự có của DN, 80% còn lại là vốn vay, đây là tình trạng phổ biến trên thị trường nên có rất nhiều trường hợp hiện đang mắc kẹt như DN ông.

Ông Lê Hùng, Tổng giám đốc Công ty phát triển nhà Hoàng Anh (thuộc Hoàng Anh Gia Lai) cho rằng, khi làm dự án, nhiều DN “vẽ” rất hoành tráng, với giá bán khá cao, lợi nhuận lớn để NH duyệt cho vay nhiều tiền. Nay DN muốn giảm giá, bán lỗ, không đảm bảo tài sản trả nợ thì NH không thể chấp nhận phương án này là đương nhiên. Bản thân Hoàng Anh Gia Lai muốn giảm giá bán căn hộ cũng phải dùng tài sản khác trả NH để "lấy" dự án ra rồi mới thực hiện được. Đó là chưa kể, giảm không đúng lúc, mức giảm không đủ hấp dẫn thì chỉ khiến dự án càng rơi vào ế ẩm, khi đó còn “chết” thảm hơn.

Điển hình như trường hợp một dự án ở Q.9 giảm từ 15-16 triệu đồng/m2 xuống còn 11 triệu đồng/m2 để lấy tiền thi công hoàn thiện dự án. Tuy nhiên, việc giảm giá đã không thu hút được khách hàng, trái lại còn bị nghi ngờ về chất lượng, năng lực chủ đầu tư và tiến độ. Hiện dự án vẫn phải đang thi công cầm chừng vì thiếu vốn. Tại một dự án khác ở Q.Bình Tân, trước đây khoảng 2 tháng chủ đầu tư đã quyết định giảm 2 triệu đồng/m2, từ 13,9 triệu đồng xuống còn từ 11,9 triệu/m2, nhưng vẫn bán không được.

Giảm giá là xu hướng tất yếu

Theo ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty địa ốc HASG, giảm giá bán căn hộ như con dao hai lưỡi, chỉ khi nào "hết đường" mới dùng là hạ sách này bởi DN có thể giảm giá gián tiếp bằng cách tăng chiết khấu, khuyến mãi, hỗ trợ lãi vay... “Việc công bố giảm giá sẽ làm mất giá trị dự án, tạo cho khách hàng cảm giác sản phẩm ế ẩm, bán không được”, ông Thanh cho hay.

Chuyên gia BĐS Trần Minh Hoàng cũng cho rằng, việc chạy đua giảm giá tạo tâm lý hoang mang, mất lòng tin nơi khách hàng, khi họ tiếp tục chờ giá nhà giảm thêm mới mua. Điều này càng khiến NH sợ cho vay BĐS khi tài sản liên tục sụt giá. “Biện pháp giảm giá không phải là hợp lý, nhưng đối với một số DN thì đó là cách để bán được hàng, để tồn tại”, ông Hoàng phân tích.

Chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển lại phân tích, giảm giá là con đường cuối cùng và cũng là xu hướng chung của thị trường. DN không thể cố chờ thị trường tốt hơn mà buộc phải chấp nhận giảm giá để thiết lập một giá mới phù hợp với khách hàng khi mà giá BĐS lâu nay vẫn quá cao. DN nào khôn ngoan thì làm trước để tiêu thụ tốt hơn khi mà cuối cùng ai cũng phải theo xu hướng này.

Lãnh đạo một DN tính toán, cứ mỗi ngày trôi qua mỗi dự án phải mất 1 căn hộ trả lãi vay. Như vậy, tất cả lợi nhuận sau một năm bị “quét” sạch và họ buộc phải giảm giá sớm để bán thu hồi vốn, trả lãi vay, còn lời được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ông này cũng dự báo, nếu trong thời gian tới kinh tế vĩ mô tiếp tục bất ổn sẽ có thêm hàng loạt DN khác tiếp tục phải giảm giá bán.

Đình Sơn

HỘI THAO CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 501

Email In

(Theo Cadn.com.vn) - ĐÀ NẴNG - Chào mừng 15 năm Ngày thành lập (13-9-1997 – 13-9-2012), từ 24-8 đến 8-9, Cty CP-ĐT&XD 501 tổ chức hội thao toàn đơn vị, thu hút hàng trăm CBCNV trong và ngoài Cty tham gia thi đấu 4 môn: bóng đá mini, bóng bàn, bida và cầu lông. Kết quả: cầu lông: HCV đôi nam trên 55 tuổi -  Lê Tự Tâm và Nguyễn Văn Sơn (Cty 501), HCV đôi nam 41-50 tuổi - Nguyễn Công Dũng và Trần Hồng (Cty 501), HCV đôi nữ - Nguyễn Thị Phước và Trần Thị Thuấn (CLB Sông Thu, H. Điện Bàn, Quảng Nam); bóng đá mini: Liên Quân Phòng Kỹ thuật - Chất lượng đoạt chức vô địch; bóng bàn: Phòng Tổ chức – Hành chính nhất toàn đoàn (2 HCV, 2HCB);  Bi-da: Phòng Tài chính – Kế toán nhất toàn đoàn (2HCV).

* Chiều 8-9, Trung tâm thể thao Người lớn tuổi TP Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định khen thưởng Đoàn VĐV TDDS thi đấu đạt thành tích cao tại Giải vô địch toàn quốc năm 2012. Ngoài tấm HCĐ nội dung bài thi 56 động tác bắt buộc, VĐV Nguyễn Thị Thanh Quỳ còn được BTC trao giải VĐV tiêu biểu 5 năm liền. Theo đó, có 6 VĐV đội tuyển TDDS được Sở VH-TT&DL TP tặng giấy khen gồm: Nguyễn Thị Mười, Bùi Thị Hoa, Nguyễn Thị Hoa, Đỗ Thị Nụ, Đặng Thị Thu Hỡi và Đinh Thị Bốn.

BTC trao huy chương cho các VĐV nội dung cầu lông.

Tin, ảnh: Đinh Nga

Lượng bất động sản tồn kho hơn 83 nghìn tỷ đồng

Email In
Theo số liệu thống kê sơ bộ của hơn 60 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn chứng khoán, lượng hàng tồn kho bất động sản rơi vào khoảng hơn 83.804 tỉ đồng, tăng 6,69% so với cuối năm 2011.


Hiện trạng bất động sản tồn kho đang là một gánh nặng cho các doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê sơ bộ của hơn 60 DN niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM, lượng hàng tồn kho trị giá hơn 83.804 tỉ đồng, tăng 6,69% so với cuối năm 2011. Như vậy, số bất động sản tồn kho đang chiếm tới 45,84% tổng tài sản của các doanh nghiệp này.

Điều đáng chú ý là 6 công ty lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nắm giữ 69,4% lượng tiền mặt, phần lớn doanh nghiệp còn lại nắm rất ít. Hiện tổng lượng tiền mặt cuối quý II/2012 không đủ để thực hiện chi trả cho khoản chi phí gồm lãi vay, thanh toán cho nhà thầu và các khoản khác. Điều này cho thấy phần lớn các doanh nghiệp không còn tiền mặt để hoạt động. Để có tiền thanh toán những khoản nợ, chắc chắn các doanh nghiệp phải đẩy nhanh việc thu hồi công nợ, giải phóng lượng hàng tồn kho, thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn ở những lĩnh vực trái ngành...


Bất động sản tồn kho quá nhiều được xem như quả “bom nổ chậm”, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả. Tình hình tiêu thụ chậm các sản phẩm bất động sản để bán trong 3 năm trở lại đây (đặc biệt là căn hộ) làm cho tỉ lệ hàng tồn kho trên sổ sách của các doanh nghiệp ngày càng phình to. Cá biệt, ở một số doanh nghiệp, tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản lên đến 70% - 90%.

Theo VnMedia

Nam Cường chủ động trả lại dự án KĐT Thạch Thất

Email In

Theo Trần sơn

(baodautu.vn) UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan lập hồ sơ thu hồi đất của 8 đơn vị và doanh nghiệp được giao đất từ lâu, nhưng không triển khai dự án hoặc vi phạm pháp luật về đất đai. Nổi bật trong số những dự án bị thu hồi đợt này là KĐT Thạch Thất rộng 805 ha do Tập đoàn Nam Cường Hà Nội làm chủ đầu tư.


Câu hỏi đặt ra là: tại sao một tập đoàn lớn như Nam Cường Hà Nội lại không triển khai một trong những dự án đô thị lớn nhất Thủ đô để đến mức phải bị thu hồi?

Quy hoạch Đường trục phát triển kinh tế - xã hội Bắc - Nam và các khu đô thị dọc tuyến đường.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Oanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường Hà Nội cho biết, Tập đoàn đã chủ động trả lại Dự án Khu đô thị Thạch Thất cho TP. Hà Nội do Dự án không còn phù hợp với quy hoạch mới của Thủ đô, chứ không phải do Tập đoàn không có tiềm lực tài chính để triển khai.


Lật lại hồ sơ Dự án, Khu đô thị Thạch Thất là một trong 4 đại dự án đô thị của Tập đoàn Nam Cường trước đây (nay là Tập đoàn Nam Cường Hà Nội) dọc trục kinh tế - xã hội Bắc - Nam. Năm 2008, Tập đoàn đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao làm chủ đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) tuyến đường trục kinh tế xã hội Bắc - Nam dài 63 km, mặt cắt ngang 42 m, với kinh phí dự toán gần 7.700 tỷ đồng. Đổi lại, Tập đoàn Nam Cường được giao làm chủ đầu tư hai dự án khu đô thị làm vốn đối ứng là Khu đô thị Quốc Oai và Khu đô thị Chương Mỹ. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng được giao làm chủ đầu tư hai khu đô thị khác cũng nằm dọc theo tuyến đường này, nhưng dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất là Khu đô thị Thạch Thất và Khu đô thị Thạch Phúc.


Sau khi khởi công xây dựng tuyến đường trên vào tháng 7/2008 và có quyết định giao đất, Tập đoàn cũng đã tiến hành một số bước cơ bản về thủ tục đất đai đối với những khu đô thị này. Trong đó, đối với Khu đô thị Thạch Thất, Tập đoàn Nam Cường Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án tổng thể bồi thường hỗ trợ và tái định cư sau giải phóng mặt bằng, công khai quy hoạch, thông báo chủ trương thu hồi đất, cũng như lập bản đồ tổng thể nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.


Tuy nhiên, việc triển khai Dự án Khu đô thị Thạch Thất cũng như tuyến đường trục Bắc - Nam và các dự án đô thị dọc theo tuyến đường hầu như không có tiến triển, sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội và hàng loạt dự án nằm trên địa bàn Hà Tây (cũ) phải dừng triển khai để xem xét có phù hợp với quy hoạch tổng thể về xây dựng Hà Nội sau khi mở rộng hay không.


Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo quyết định này, Dự án Đường trục kinh tế - xã hội Bắc - Nam sẽ là tuyến đường giao thông kết nối các khu đô thị sinh thái dọc tuyến là Phúc Thọ, Quốc Oai và thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ), tức là trùng khớp với Dự án Đường trục phát triển kinh tế - xã hội Bắc - Nam và các khu đô thị hoàn vốn đã được phê duyệt, nhưng có sự điều chỉnh về quy mô và chỉ tiêu quy hoạch.


Tuy nhiên, ông Trần Oanh cho biết, Dự án Khu đô thị mới Thạch Thất không còn phù hợp với quy hoạch mới của Thủ đô, vì khu vực này được xác định là Vành đai Xanh của Hà Nội và vị trí của Khu đô thị Thạch Thất không dành để phát triển đô thị. Sau khi xem xét quy hoạch chung của Hà Nội, Tập đoàn Nam Cường Hà Nội nhận thấy, việc phát triển Khu đô thị Thạch Thất không còn phù hợp với định hướng phát triển đô thị của Thủ đô, nên quyết định trả dự án.


Ông Trần Oanh cũng khẳng định, việc trả lại Dự án Khu đô thị Thạch Thất không ảnh hưởng đến Dự án Đường trục phát triển kinh tế - xã hội Bắc - Nam và các dự án đô thị còn lại, vì dự án này không phải là dự án đối ứng cho tuyến đường, mà là dự án được giao làm chủ đầu tư có thu tiền sử dụng đất.


Theo ông Oanh, Tập đoàn Nam Cường Hà Nội sẽ chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý đất đai theo quy hoạch đối với Dự án Khu đô thị Thạch Thất, nhưng với tiềm lực và khả năng sẵn có, đồng thời nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây Thủ đô, Tập đoàn Nam Cường Hà Nội đã đề nghị Chính phủ và TP. Hà Nội cho phép tiếp tục được làm chủ đầu tư hai dự án đô thị hoàn vốn là Khu đô thị sinh thái Phúc Thọ, Chúc Sơn và một phần Khu đô thị Quốc Oai theo định hướng quy hoạch chung có vị trí quy hoạch trùng khớp với các khu đô thị hoàn vốn đường trục Bắc - Nam đã được phê duyệt. Việc phát triển các khu đô thị này sẽ tuân thủ quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2030 là phát triển theo hướng sinh thái, tạo vành đai xanh và quy mô nhỏ hơn trước đây.


Ông Oanh cho rằng, nếu đề nghị trên của Tập đoàn được phê duyệt, thì sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp, vì cho đến nay, Tập đoàn đã rót khá nhiều vốn cho Dự án Đường trục kinh tế - xã hội Bắc - Nam và các khu đô thị dọc tuyến đường. Cụ thể, Tập đoàn đã xây dựng 6,3 km đầu tuyến đường từ đê Vân Cốc đến Quốc Lộ 32 thuộc huyện Phúc Thọ; đã hoàn thành công tác giải phóng và san lấp mặt bằng 16 ha Khu đô thị Thạch Phúc thuộc huyện Thạch Thất và Phúc Thọ, đã xây dựng xong cầu vượt Đại lộ Thăng Long, với tổng kinh phí lên đến 1.000 tỷ đồng.


Sau khi Tập đoàn gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ vào giữa năm ngoái đề xuất về việc được tiếp tục làm chủ đầu tư tuyến đường trục kinh tế - xã hội Bắc - Nam và các khu đô thị sinh thái dọc tuyến, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi các bộ, ngành và TP. Hà Nội, nhưng đến nay, Tập đoàn chưa nhận được văn bản chỉ đạo chính thức theo đề nghị để tiếp tục triển khai đồng bộ các dự án. Tuy nhiên, ông Oanh khẳng định, Tập đoàn sẽ vẫn chủ động trao trả Dự án Khu đô thị Thạch Thất, do không còn phù hợp quy hoạch, trước khi số phận các dự án còn lại được quyết định.

JPAGE_CURRENT_OF_TOTAL

 
 
 
 

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM