You are here: Tin tức Tin tức chuyên ngành
 
 

Tin tức chuyên ngành

Vốn dự án metro Bến Thành - Suối Tiên: Tăng thêm 1,4 tỉ USD, phải trình Quốc hội?

Email In
Dù chưa khởi công nhưng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1 của TP.HCM) đã tăng gấp đôi vốn đầu tư, lên gần 2,5 tỉ USD chỉ sau 3 năm phê duyệt. Như vậy, đến thời điểm này, tổng vốn đầu tư dự án (DA) đã vượt con số 35.000 tỉ đồng và đang đứng trước câu hỏi: trình hay không trình Quốc hội (QH)?
 

UBND TP.HCM vừa trình Thủ tướng xin điều chỉnh quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư DA xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Trong đó, tổng mức đầu tư đề nghị điều chỉnh là gần 2,5 tỉ USD, so với phê duyệt trước đây là gần 1,1 tỉ USD. Trong số này, nguồn vốn vay ODA của Nhật đề nghị điều chỉnh từ mức 904 triệu USD lên hơn 2,2 tỉ USD.

 

Mức tăng chóng mặt

Giải phóng mặt bằng depot dự án metro Bến Thành - Suối Tiên tại Q.9 năm 2008 - Ảnh: D.Đ.M

DA tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên có quy mô dài 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao), xuất phát tại khu vực chợ Bến Thành (Q.1) và kết thúc tại depot (trạm bảo dưỡng kỹ thuật) ở Q.9. Hạng mục san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào depot đã được khởi công từ tháng 2.2008, song đến nay các hạng mục chính chỉ mới dừng lại ở khâu giải phóng mặt bằng và đấu thầu. Tuy vậy, tổng mức đầu tư DA đã tăng gấp đôi so với dự toán phê duyệt ban đầu vào tháng 4.2007.

 

Trả lời Thanh Niên về mức tăng chóng mặt này, ông Lê Khắc Huỳnh, Chánh văn phòng Ban quản lý đường sắt đô thị (chủ đầu tư), cho rằng trong quá trình nghiên cứu lập DA ban đầu,các đơn vị tính toán thiếu và

TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, cho rằng nhất thiết phải có sự phản biện của các cấp HĐND TP và QH đối với DA có tổng vốn đầu tư cao như DA này. Theo ông Liêm, DA vay hơn 2 tỉ USD vốn ODA mà tương lai người dân phải trả nợ nên cần đưa ra để phản biện công khai. Hơn nữa, trước thời điểm Nghị quyết 49 có hiệu lực thì DA có tổng vốn trên 20.000 tỉ đồng đã phải trình QH rồi, cho nên không thể lấy lý do DA đã thực hiện trước thời điểm Nghị quyết 49 có hiệu lực để không trình QH.

Trước đó, khi cho ý kiến về điều chỉnh quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư tuyến metro 1, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đều có lưu ý đến việc báo cáo DA cho QH xem xét.

 chưa dự báo được hết một số yếu tố làm tăng giá, đặc biệt là vấn đề trượt giá các nguyên vật liệu xây dựng. DA phê duyệt năm 2007, nhưng thực tế số liệu nghiên cứu cập nhật từ năm 2003 - 2006, trong khi giá nguyên vật liệu thực tế các năm từ 2007 - 2009 đã tăng khá cao, bình quân tăng 40%, thậm chí có loại tăng đến 100%. Theo ông Huỳnh, yếu tố trượt giá ở DA này cũng giống như các DA sử dụng vốn trong nước và các DA khác do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ là nguyên nhân khách quan phải chấp nhận. Một lý do khác là phần gia tăng do các thành phần chi phí gián tiếp khác tăng theo chi phí xây lắp. Đặc biệt, chi phí tăng thêm nhiều nhất là phần dự phòng trượt giá xây dựng đến khi hoàn thành công trình (đến năm 2019) theo quy định mới của Chính phủ. Theo chủ đầu tư, việc điều chỉnh tổng vốn đầu tư như vậy sẽ mang tính chất dự phòng đủ cho đến khi hoàn thành công trình, không cần phải điều chỉnh nhiều lần như các DA trước đây hoặc các DA vốn ODA khác hiện đang thực hiện nhưng vốn đầu tư duyệt đã lâu, nay phải duyệt lại do tăng vốn.

Ngoài ra, trong quá trình lập thiết kế làm rõ thiết kế cơ sở, khối lượng đầu tư DA cũng phát sinh do quy mô xây dựng tăng để đáp ứng yêu cầu thiết kế đầy đủ, an toàn. Trong đó gồm, tăng quy mô nối dài giữa tuyến số 1 với tuyến 3A (Bến Thành - Tân Kiên) và tăng thiết bị nhằm đạt hiệu quả an toàn (như bổ sung hệ thống thông tin tín hiệu điều khiển tiên tiến của châu Âu, xây dựng cửa chắn ke ga trên cao, tăng số lượng toa xe, đặc biệt đầu tư khá đầy đủ cho xưởng bảo trì sửa chữa tòa nhà trung tâm điều khiển cho cả 6 tuyến metro…). Chủ đầu tư cho rằng phần quy mô xây dựng chi tiết này đã được UBND TP phê duyệt và Bộ GTVT thẩm định, sau đó được tư vấn độc lập SMRT (Singapore) thẩm tra lại đạt yêu cầu.

 

Cần có phản biện 

Dù chủ đầu tư khẳng định việc tăng vốn là hợp lý, song mức tăng quá cao khiến không ít đại biểu HĐND TP băn khoăn. Ban đầu, thiết kế cơ sở DA do một đơn vị tư vấn trong nước nghiên cứu thực hiện và được phê duyệt năm 2007, tuy nhiên, đến đầu năm 2008, TP tổ chức đấu thầu chọn

Quy hoạch 6 tuyến metro của TP.HCM

  nhà tư vấn chung (liên danh NJPT, gồm 6 nhà thầu Nhật và 2 nhà thầu VN) để làm rõ thiết kế cơ sở, thì tổng vốn đầu tư vọt lên gấp đôi. Ông Trương Trọng Nghĩa, đại biểu HĐND TP.HCM, cho rằng khi đơn vị trong nước lập DA thì tổng mức đầu tư chỉ khoảng 1,1 tỉ USD, nhưng sau đó không bao lâu, các tư vấn Nhật Bản tham gia vào nhóm tư vấn chung lại điều chỉnh mức vốn quá cao. Do đó, ông Nghĩa đặt vấn đề cần có sự phản biện đối với mức tăng vốn này.

Dù mức tăng vốn đưa ra đã được một đơn vị tư vấn độc lập tại Singapore thẩm định lại, song theo ông Nghĩa, đơn vị này cũng do nhà tài trợ JICA bỏ tiền ra thuê mà không có sự phản biện trong nước nên tưởng là khách quan mà lại chưa khách quan. Chi phí tư vấn cho DA lên tới 70 triệu USD, do đó ông Nghĩa đề xuất nên dành một khoản kinh phí (vài trăm triệu đồng) để các nhà khoa học VN nghiên cứu hồ sơ, xem xét việc tăng vốn có hợp lý không. "Theo quy hoạch, TP.HCM có 6 tuyến metro. Bến Thành - Suối Tiên là tuyến đầu tiên mà chúng ta đã không có cách thẩm định, để phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị tài trợ vốn như vậy,  

 Phối cảnh một tuyến metro - Ảnh tư liệu

liệu chúng ta sẽ chịu đựng bao nhiêu vốn nữa cho 5 tuyến metro tiếp theo? Nếu cứ lệ thuộc hoàn toàn vào nhà tài trợ ODA, lệ thuộc vào những công ty tư vấn do nhà tài trợ thuê thì họ muốn tăng bao nhiêu thì tăng, còn chúng ta đành bất lực. Trong khi vốn ODA tăng nghĩa là nợ tăng nên nhất thiết phải có cơ chế giám sát, phản biện" - ông Nghĩa phân tích.

 

Nếu tính theo tỷ giá hiện nay, tổng vốn đầu tư tuyến metro 1 đã lên đến hơn 47.000 tỉ đồng. Trong khi đó, theo Nghị quyết 49 của QH, các DA có tổng vốn đầu tư trên 35.000 tỉ đồng được xem là công trình trọng điểm quốc gia và phải trình QH quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục thực hiện DA theo hướng không trình QH, vì cho rằng với những DA trọng điểm đã được phê duyệt và đang thực hiện trước thời điểm Nghị quyết 49 có hiệu lực (1.8.2010) cần được triển khai bình thường mà không thông qua QH.

Chung cư mini và những hệ lụy

Email In

Các chung cư mini này nằm chủ yếu trong ngõ nhỏ nếu chẳng may có xảy ra cháy thì biện pháp giải quyết thế nào?

 

 Nghị định 71 hướng dẫn thi hành Luật về nhà ở có hiệu lực thi hành từ 8/8/2010, chính thức thừa nhận loại hình chung cư mini. Theo đó, loại chung cư nhỏ này cũng sẽ được cấp chứng nhận quyền sở hữu.

 

Đối với những người có thu nhập thấp, lại không thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì đây có thể coi là cơ hội để có thể được sở hữu một căn nhà. Chính vì thế mà thị trường nhà ở loại này đã trở nên sôi động, thu hút được rất nhiều nhà đầu tư.

Chung cư mini đang tạo ra một làn sóng mới trong thị trường bất động sản

Từ sốt chung cư mini…

 

Anh Đỗ Bảo Khánh, chủ một toà nhà chung cư mini tại ngõ 389, Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhu cầu nhà cho thuê vẫn rất lớn nên gia đình anh quyết định bán đi một nửa đất để xây nhà cho thuê. Khác với các gia đình khác ở khu vực này chủ yếu là xây nhà với diện tích từ 15 - 20m2 một phòng để cho sinh viên thuê, gia đình anh quyết định xây toà nhà 5 tầng với diện tích mỗi căn 30m2, mục tiêu là cho hộ gia đình thuê. Toà nhà 5 tầng được xây trên 200m2 có tổng cộng 25 căn hộ.

 

Nhà hoàn thành từ đầu năm 2010, ban đầu anh chỉ cho thuê đơn thuần, tuy nhiên khi có một số người hỏi mua anh đã quyết định bán 4 căn với giá 400 triệu đồng/căn. Cũng theo anh Khánh, từ khi có thông tin những căn hộ có diện tích từ 30m2 trở lên thuộc một ngôi nhà có diện tích từ vài trăm m2 trở lên sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì lượng người đến hỏi mua tới tấp với giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ căn. Vì thế anh quyết định bán để lấy tiền đầu tư xây dựng một khu khác ngoài đường Hồ Tùng Mậu. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, anh đã bán hết 21 căn.

 

Hiện nay, các khu vực tập trung nhiều chung cư mini nhất là khu vực Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng, Mai Dịch (Cầu Giấy), Khương Trung, Khương Đình (Thanh Xuân)… Xuất hiện từ khá lâu nhưng chỉ đến khi Nghị định 71 chính thức có hiệu lực thì thị trường này mới thực sự sôi động. Nhiều người đổ xô đi tìm mua chung cư mini khiến cho giá cả loại hình nhà ở này cũng tăng lên chóng mặt. Nhiều khu vực giá đã tăng lên gấp 2 lần.

 

Nhận diện những hệ lụy

 

Việc thừa nhận tính hợp pháp của loại hình chưng cư mini này được coi là tăng thêm một giải pháp giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở hiện nay của một bộ phận rất lớn những người dân đang sống ở các đô thị bởi không phải ai trong số này cũng có đủ điều kiện để mua được một căn hộ tử tế trong các dự án chung cư lên tới vài tỷ đồng. Đặc biệt là những người có thu nhập thấp mà không thuộc diện được mua nhà ở xã hội, lao động ở tỉnh xa về làm việc.

 

Phát biểu tại một diễn đàn bất động sản gần đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, Bộ Xây dựng ủng hộ phát triển loại hình nhà ở này là để giải quyết nhu cầu nhà ở cấp thiết hiện nay tại các khu vực đô thị lớn. Nghị định 71 ra đời là chìa khoá để giải bài toán này. Nhà đầu tư bán chung cư mini không phải qua sàn nên mọi vấn đề về thủ tục, quy định trong quá trình triển khai và mua bán loại căn hộ này phải được chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, nếu không rất dễ xảy ra những tranh cãi sau khi mua bán hoặc trong quá trình sinh sống.

 

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quan ngại, chung cư mini có thể là giải pháp để giải quyết nhu cầu thực về nhà ở, song đó chưa hẳn là giải pháp tối ưu. Đây là một loại hình mới nên hiện giờ chưa thấy hết được những hệ lụy nảy sinh.

 

Trước tiên là sức ép về đô thị. Khu vực nội thành hiện đang trở nên quá tải cả về hạ tầng kỹ thuật lẫn xã hội. Nếu phát triển loại hình nhà ở này trong khu vực nội thành thì khu vực này sẽ phải chịu thêm một sức ép không hề nhỏ nữa.

 

Thứ hai, không ai có thể đảm bảo về điều kiện sống khi có hàng chục, thậm chí hàng trăm người cùng sống trên một diện tích đất nhỏ. Đơn giản như việc các chủ đầu tư có thực hiện đúng quy định phòng chống cháy nổ hay không? Các chung cư mini này nằm chủ yếu trong ngõ nhỏ nếu chẳng may có xảy ra cháy thì biện pháp giải quyết thế nào? Chúng ta không thể được quên bài học đã xảy ra một vài vụ cháy chung cư trong thời gian qua.

 

Chung cư mini chủ yếu là của tư nhân, nằm rải rác khắp nơi không có ban quản lý, sau này xuống cấp lấy đâu ra nguồn duy tu, bảo dưỡng vì mạnh nhà nào nhà đó làm, lúc đó sẽ trở thành một vấn đề xã hội thực sự mà chúng ta cần thiết tính đến nếu không nó sẽ lại trở thành vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý sau này

Hà Nội sắp đưa 515 nhà ở xã hội vào sử dụng

Email In

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn, 515 căn nhà ở xã hội trong tổng số hơn 800 căn nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp tại Khu đô thị Việt Hưng sẽ đưa vào khai thác sử dụng trong tháng Mười tới.

 

 Trong số căn nhà xã hội trên, có khoảng 300 căn hộ dành cho người thu nhập thấp; còn lại sẽ hoàn thành và được bán vào quý I/2011.

 

Ông Nguyễn Quốc Tuấn cho biết hiện nay trên địa bàn Hà Nội có các dự án đã khởi công gồm Khu đô thị mới Sài Đồng ở quận Long Biên, với hơn 800 căn hộ; Đặng Xá thuộc huyện Gia Lâm có 1.000 căn; Đại Mỗ ở huyện Từ Liêm với hơn 120 căn và Kiến Hưng ở quận Hà Đông có hơn 1.510 căn.

Mô hình Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. (Nguồn: INternet)

Dự kiến, vào quý IV/2010, Tổng Công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD), sẽ khởi công hai dự án nhà thu nhập thấp tại Mê Linh Đại Thịnh 2, với khoảng 4.000 căn hộ và Khu đô thị Bắc An Khánh ở huyện Hoài Đức, với khoảng 10.000 căn hộ.

 

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ có khoảng hơn 15.000 căn hộ được đưa vào sử dụng và đến tay người thu nhập thấp.

Thị trường căn hộ: Chật vật với cầu giảm cung tăng

Email In

Xu hướng thị trường hiện nay đang được cho là nghiêng về phân khúc căn hộ có giá trung bình và thấp vì phân khúc này phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số người mua.

 

 Tuy nhiên, trước việc các chủ đầu tư dự án dịch chuyển về phân khúc này ngày càng nhiều, nguồn cung đang ngày một tăng thêm, tạo áp lực cạnh tranh quyết liệt giữa các dự án trong phân khúc này.

 

Bà Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản TPHCM, cho rằng đã qua rồi thời kỳ người mua nhà đổ xô đến các dự án để tranh nhau mua căn hộ. "Thị trường đã thay đổi và giới chủ đầu tư dự án đang phải điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hơn nữa nguồn cung đang ngày một tăng đang tạo áp lực lên các chủ đầu tư, buộc các dự án phải cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần", bà Loan nói.

Dự án Thuduc House Apartment ở quận Thủ Đức, TPHCM. Ảnh: Đình Dũng

Giới quan sát thị trường cho rằng mặc dù nhu cầu về nhà ở hiện nay rất lớn, nhưng các công ty địa ốc, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn đang phải chật vật chào bán sản phẩm tới người mua nhà để ở. Hơn nữa, việc vắng bóng các nhà đầu tư thứ cấp nhỏ lẻ do tính thanh khoản của thị trường thấp cũng là một nguyên nhân khiến thị trường ít sôi động hơn.

 

<!--[if !vml]--><!--[endif]-->Ông Hugo Slade, Phó giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Cushman & Wakefield Vietnam, cho biết tổng nguồn cung trong 8 tháng đầu năm nay khoảng 11.200 căn hộ, trong đó căn hộ có giá trung bình chiếm khoảng 76%. Khu vực có số lượng căn hộ chào bán lớn nhất là quận 2 với gần 2.000 căn và quận 7 với khoảng 1.900 căn hộ.

 

Ông Hugo Slade cho biết trong 8 tháng qua đã có 46 dự án với tổng số 8.550 căn hộ có giá trung bình 15,5 triệu đồng/mét vuông đã được tung ra chào bán trên thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường vẫn thấp ở tất cả các phân khúc căn hộ. Trong đó, tỷ lệ bán được của hạng A (45 – 56 triệu đồng/mét vuông) chỉ chiểm khoảng 14%, hạng B (28 – 36 triệu đồng/mét vuông) chiếm khoảng 17% và hạng C (15 – 16 triệu đồng/mét vuông) chiếm 20%.

 

Lý giải về việc này, ông Hugo Slade cho rằng sở dĩ nhu cầu thấp vì giá bán căn hộ hiện nay không phù hợp với khả năng chi trả của người mua và giới đầu cơ ít có cơ hội hơn do lợi nhuận không còn hấp dẫn như trước. Hơn nữa, bên cạnh việc lãi suất cao, thủ tục cho vay cũng không đơn giản cho người mua nhà để ở.

 

Mặc dù sức mua trên thị trường vẫn còn yếu, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn quyết định tung sản phẩm ra thị trường vào thời điểm này. Theo nhận xét của một giám đốc doanh nghiệp, thị trường trầm lắng hơn hai năm qua khiến nguồn tài chính dự trữ của các doanh nghiệp cũng gần như cạn kiệt. Do vậy, ngoài việc tìm nguồn vốn từ các nhà đầu tư thứ cấp, các đối tác, các ngân hàng, thì việc đưa sản phẩm ra bán cũng là một kênh huy động vốn cho dự án của mình.

 

Trong số các dự án chào bán, dự án Thuduc House Apartment của Công ty Phát triển nhà Thủ Đức đang được chào bán giai đoạn 2 vào cuối tuần này sau khi công ty này chào bán giai đoạn 1 khoảng 120 căn hộ với giá từ 15,5 triệu đồng/mét vuông. Đây là dự án đã hoàn thành và người mua có thể dọn vào ở ngay.

 

Ở một dự án khác, Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng đang chuẩn bị chào bán 110 căn hộ đầu tiên của dự án chung cư La Casa trên đường Hoàng Quốc Việt và Đào Trí cạnh sông Nhà Bè, quận 7, TPHCM với giá khởi điểm 19,5 triệu đồng/mét vuông. Đây là dự án có quy mô khá lớn, gồm 10 tòa nhà cao từ 25 đến 35 tầng. Khi hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 căn hộ có diện tích từ 85 đến 124 mét vuông.

 

Ông Võ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vạn Phát Hưng, cho rằng nếu chờ thị trường khởi sắc mới bắt đầu làm dự án thì phải 6 - 7 tháng nữa mới có sản phẩm để đưa ra thị trường. Do vậy việc tung sản phẩm ra trong thời điểm này nhằm đón đầu thị trường.

 

Ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Phát triển nhà Thủ Đức, cho rằng với nhu cầu về nhà ở như hiện nay, lượng cung căn hộ trung cấp tại thời điểm này và trong vòng từ 10-15 năm tới vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Do vậy, sẽ có những doanh nghiệp lựa chọn chiến lược riêng, hoặc là dòng sản phẩm căn hộ cao cấp, hoặc là dòng sản phẩm căn hộ trung cấp, cũng có thể là những căn hộ giá rẻ cho người có thu nhập thấp.

 

Tuy nhiên, sẽ không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mới tập trung vào phân khúc thị trường căn hộ có giá trung bình, một số công ty địa ốc nước ngoài cũng đang nhắm đến thị trường này, trong đó có công ty CapitaLand của Singapore. Lãnh đạo công ty này, sau khi cất nóc dự án căn hộ The Vista ở quận 2, TPHCM, cho biết sẽ bắt đầu phát triển các dự án căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/mét vuông nhằm đa dạng dòng sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam.

 

Ông Hugo Slade cho rằng xu hướng phát triển dự án bất động sản chú trọng đến yếu tố giá cả đã hình thành và sẽ đậm nét hơn trong hai năm tới. Trong ngắn hạn, nguồn cung lớn đang tạo áp lực về giá cho các dự án, và xu hướng phát triển dự án căn hộ ra các khu vực ngoại thành sẽ tiếp tục vì giá đất ngày càng cao. Trước đây yếu tố khoảng cách có thể là rào cản cho các dự án ở xa trung tâm thành phố, nhưng việc phát triển hạ tầng giao thông đang giúp kéo gần dự án lại với người tiêu dùng.

Thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng

Email In

Bộ KH&ĐT vừa có Văn bản đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tự rà soát, đánh giá và báo cáo tình hình quản lý Nhà nước và thực hiện đối với các dự án BĐS du lịch và nghỉ dưỡng tại địa phương.

Ảnh minh họa

Theo đó, các dự án BĐS du lịch và nghỉ dưỡng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua từng thời kỳ, bao gồm: Các dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí (kể cả casino). Các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng (gồm biệt thự, căn hộ cao cấp, khách sạn). Các dự án kết hợp du lịch và nghỉ dưỡng. Các dự án sân golf và dự án du lịch, nghỉ dưỡng có sân golf.

 

Bộ KH&ĐT yêu cầu UBND các tỉnh, thành lập báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ trước ngày 30/11/2010. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp, đánh giá và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại địa phương.

 

Theo đó, các dự án BĐS du lịch và nghỉ dưỡng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua từng thời kỳ, bao gồm: Các dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí (kể cả casino). Các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng (gồm biệt thự, căn hộ cao cấp, khách sạn). Các dự án kết hợp du lịch và nghỉ dưỡng. Các dự án sân golf và dự án du lịch, nghỉ dưỡng có sân golf.

 

Bộ KH&ĐT yêu cầu UBND các tỉnh, thành lập báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ trước ngày 30/11/2010. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp, đánh giá và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại địa phương.

JPAGE_CURRENT_OF_TOTAL

 
 
 
 

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM