You are here: Tin tức Tin tức chuyên ngành
 
 

Tin tức chuyên ngành

Cầu Sài Gòn 2 sẽ được đầu tư theo hình thức BT

Email In

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc cho Dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) thay cho hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) trước đây.

 UBND thành phố HCM cũng được phép áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án trên, đảm bảo đúng các quy định.

Dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Điểm đầu dự án nằm trên đường Điện Biên Phủ, cách ngã ba đường Điện Biên Phủ - đường 30/4 khoảng 116m về phía sông Sài Gòn. Điểm cuối dự án nằm trên xa lộ Hà Nội, cách đầu cầu Sài Gòn hiện nay gân 90m.

Giá nhà đất quá cao do “một số người kiếm tiền mua đất quá dễ”

Email In
 

Báo cáo tình hình thị trường bất động sản gần đây của Bộ Xây dựng cho thấy, tình trạng đầu cơ, thổi giá vẫn diễn ra phổ biến trên thị trường bất động sản.

 

Nguyên nhân được cơ quan quản lý đưa ra thì có nhiều, từ cơ chế, chính sách, quản lý chưa chặt chẽ đến vấn đề mất cân đối cung cầu, đầu cơ thổi giá...

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) ông Tôn Gia Huyên, lại cho rằng việc để xảy ra tình trạng đầu cơ, giá ảo trên thị trường bất động sản hiện nay có nguyên nhân chính từ việc “tiền dùng để mua bất động sản được người ta kiếm quá dễ”.

Đầu cơ đất đai từ trước đến nay vẫn được cho là siêu lợi nhuận - Ảnh: Từ Nguyên

Ông Huyên nói:

Nhà nước hiện nay thừa nhận việc đầu cơ trên thị trường bất động sản là phổ biến nhưng để khắc phục được việc này thì phải có một hệ thống giải pháp, trước hết là việc quản lý hồ sơ đất đai minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận.

Phải có một loạt các chính sách điều tiết, nhất là về thuế bởi hệ thống thuế của chúng ta hiện có nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đặc biệt là về quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng về đất đai, thậm chí là thuế đất, nắm giữ tài sản...

Còn nói về mấu chốt của tình trạng đầu cơ thì nó đến từ hai phía, trong đó có sự lỏng lẻo của nhà nước và sự hám lợi của một bộ phận người dân lắm tiền, nhiều của.

Nếu nhà nước mạnh tay thì có thể sẽ hạn chế được phần nào. Đồng thời phải làm sao để ý thức công dân phải được nâng cao hơn nữa, giúp toàn xã hội kiềm chế được lòng tham, hạn chế được các hành vi sai trái.

Nhưng theo ông, trong bối cảnh hiện nay, ngăn đầu cơ đất đai có phải là chuyện dễ?

Tất nhiên là một việc khó rồi, nhưng không có nghĩa là không làm được. Suy cho cùng, đầu cơ đất đai là một hoạt động tất yếu của thị trường bất động sản, nếu nhà nước quản lý kém thì tất yếu đầu cơ sẽ nhiều, nếu làm chặt thì đầu cơ ít.

Tuy nhiên, nếu chỉ mạnh về năng lực quản lý thôi cũng chưa đủ mà chúng ta phải mạnh về sơ sở vật chất, phải có nhiều hàng hóa bởi đây mới chính là cơ sở để điều tiết thị trường.

Yếu tố đầu cơ lũng đoạn có phải là nguyên nhân khiến giá nhà đất ở Việt Nam hiện nay quá cao, vượt qua giá trị thật của nó?

Tôi nghĩ giá cả bất động sản hiện nay rất bất thường. Nhưng tại sao người ta dám bỏ ra rất nhiều tiền chỉ để mua một mảnh đất? Tôi cho rằng, bởi vì tiền họ kiếm được quá dễ, còn những người kiếm tiền bằng sức lao động thì không bao giờ mua được nhà, đất tại Hà Nội.

Về mặt xã hội, 1m2 đất có giá 1 tỷ đồng thì không có người nào dám bỏ tiền ra để mua nếu đồng tiền đó họ kiếm được bằng sức lao động của họ, chẳng qua đồng tiền đó họ lấy từ đâu đó một cách dễ dàng nên họ chi cũng rất dễ dàng. Thế nên mới có tình trạng giá ảo và đầu cơ nhiều.

Tất nhiên, ở đây có vấn đề về chính sách. Nhà nước phải làm sao thỏa mãn được nhu cầu sở hữu về đất đai với tư cách là người chủ sở hữu, vì nhà nước nắm hết toàn bộ tài nguyên của đất nước thì phải có trách nhiệm cung cấp hết cho người dân tài nguyên đó, giá đất tăng lên cũng phản ánh cầu vượt cung và như thế nhà nước phải có biện pháp để hạn chế.

Còn nếu không phải là vấn đề cung - cầu thì nhà nước phải xử lý theo hướng khác. Phải kiểm tra ngay những đồng tiền mà doanh nghiệp, cá nhân nào mua được tài sản đó. Tôi nghĩ điều này hoàn toàn nhà nước có thể làm được.

Ônng đang nói đến nhóm lợi ích?

Tất nhiên là có chuyện đó. Họ hoạt động nhưng nhà nước không kiểm soát được do hệ thống chính sách của mình chưa đủ mạnh để xử lý được vấn đề này.

Khi ông còn đương chức, việc quản lý đất đai có khó như bây giờ không thưa ông?

Tất nhiên là không khó như bây giờ vì hồi tôi còn làm quản lý, thị trường đất đai chưa hình thành sôi động như bây giờ. Còn hiện nay thị trường sôi động hơn, nhiều mối quan hệ và nhiều chủ thể tham gia hơn nên phức tạp hơn nhiều.

Ngay cả chuyện kinh tế hóa ngành tài nguyên đất đai là chủ trương đúng nhưng nó cũng có hai mặt. Đất đai chỉ nên kinh tế hoá trên cơ sở nền tảng kinh tế ổn định, tức là phải đảm bảo an sinh rồi có mới có những ngành, nhánh để hoạt động được.

Xin hỏi, thu nhập của ông khi còn làm “quan” có đủ mua đất Hà Nội không?

Tôi nói thực, thu nhập của tôi chỉ đủ mua 1m2 đất Hà Nội. Còn lương Phó chủ tịch Hội Khoa học đất hiện nay của tôi thì cũng khó mà mua được nửa m2 đất.

Đứng về mặt quản lý đất đai, tôi nghĩ phải xử lý rất đồng bộ, từ quy hoạch, xây dựng quy hoạch đến việc phân bổ lại đất đai, cân đối lại lao động, khoanh vùng quy hoạch lại để ổn định cho từng vùng... mới mong giá nhà đất giảm xuống được. Tất nhiên kèm theo đó phải quyết liệt chống tham nhũng để giúp cho giá đất đai được ổn định, đảm bảo không có giá ảo.

Có ý kiến cho rằng, thị trường "rối" như hiện nay có nguyên nhân từ một số người tham mưu về chính sách và cơ chế quản lý đất đai lại chính là những người không bao giờ phải lo chuyện nhà cửa?

Cái này ảnh hưởng phần ít thôi vì nhu cầu nhà cửa không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc hoạch định chính sách của họ. Hơn nữa việc hoạch định chính sách này không phải là một cá nhân nào mà thuộc về hệ thống, cộng đồng quản lý chính sách chứ không phải một cá nhân nào quyết định. Vấn đề ở chỗ là có tổ chức được lực lượng đó hay không và năng lực của người tổ chức đó như thế nào.

Theo ông, giá đất trong tương lai liệu có trở về giá trị thực không?

Tôi nghĩ là trong tương lai giá đất phải về tiệm cận với thị trường, tuy nhiên vấn đề quản lý rất quan trọng, nhà quản lý phải nắm được từng thửa đất, định giá đến được từng thửa đất theo giá thị trường.

Vì theo lý thuyết kinh tế thì không có thửa đất nào giống thửa nào, không có bất động sản nào giống bất động sản nào cả, định giá chỉ là sự ước lượng.

Bên cạnh đó, do công tác định giá hiện nay chưa đạt được yêu cầu sát thị trường vì hiện nhà nước đang đứng ra định giá trong khi việc này dáng nhẽ phải là của thị trường làm, phải có cơ chế nào đó để giá phản anh đúng với cơ chế thị trường.

Theo Bảo Anh - VnEconomy

Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Email In

Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1259/QĐ – TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó: phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6 km2 với tính chất là Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt; là trung tâm văn hóa giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Mô hình không gian đô thị Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có kết nối với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của Thành phố).

 

Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của TP. Hà Nội và cả nước. Dự báo dân số đến năm 2020 đạt khoảng 3,7 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 45.300 ha, chỉ tiêu khoảng 70 m2/ người và đất ngoài dân dụng khoảng 19.300 ha. Dân số đến năm 2030 đạt khoảng 4,6 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 55.200 ha; đất dân dụng khoảng 34.900 ha; chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng khu vực nội đô khoảng 60 – 65 m2/người, khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng khoảng 90 – 95 m2/ người, khu mở rộng phía Bắc sông Hồng khoảng 75 – 90 m2/ người; đất ngoài dân dụng khoảng 20.300 ha…

Phê duyệt quy hoạch khu resort rộng 218 ha tại Khánh Hoà

Email In

UBND tỉnh Khánh Hoà vừa phê duyệt quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) dự án Khu resort sinh thái, khách sạn 5 sao và biệt thự cao cấp Phong San tại phường Vĩnh Hoà và xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.

 

 Dự án rộng 218 ha, do Công ty cổ phần Đầu tư Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phong San làm chủ đầu tư. Theo quy hoạch, dự ánphía Đông giáp khu du lịch Rusalka và đường Phạm Văn Đồng, phía Tây và Bắc giáp núi, phía Nam giáp khu biệt thự Icomex, khu biệt thự Tâm Hương và khu biệt thự P&P.

 

Công trình gồm khu biệt thự cao cấp, song lập và biệt thự sinh thái 17,5 ha, khu dịch vụ khách sạn 5 sao và các dịch vụ hơn 5 ha, diện tích còn lại dành cho công viên cây xanh, sân bãi, giao thông, đất rừng… Mật độ xây dựng tại khu resort khoảng 25%, khu biệt thự cao cấp và khu khách sạn 5 sao dưới 30%, mật độ xây dựng khu công viên, thể dục thể thao, rừng cảnh quan tối đa 5%; hệ số sử dụng đất 0,9 lần; tầng cao xây dựng tối đa 3 tầng.

 

Cơ hội “kép” từ đường cao tốc trên cao

Email In

Với gần 9 km đường bộ cao tốc trên cao, Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3, giai đoạn 2 có thể là lối thoát cho bài toán giao thông tại khu vực phía Nam Hà Nội.

 

Việc Gói thầu số 2, xây dựng đoạn Trung Hòa – Thanh Xuân, thuộc Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2, đoạn Mai Dịch – Pháp Vân, được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), trao cho nhà thầu Nhật Bản Sumitomi Mitsui đã giúp chủ đầu tư tuyến đường cao tốc đô thị  trên cao đầu tiên tại Hà Nội tìm đủ nhà thầu thi công.

 

Theo đó, Sumitomo Mitsui có 913 ngày để xây dựng 1 cầu cạn dài 2,070 km, gồm 53 nhịp

Đoạn cao tốc đô thị trên cao hiện đại nhất Việt Nam đang được xây dựng. Ảnh: Đức Thanh

 và 4 nhánh lên xuống dài 840 m tại 2 nút giao Trung Hòa và Thanh Xuân. Hợp đồng này có giá trị  1.079 tỷ đồng, bao gồm cả các khoản dự phòng và thuế.

Ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long, đại diện chủ đầu tư cho biết, Liên danh sẽ bắt tay vào xây dựng sau 28 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký.

 

Trước đó, Gói thầu xây lắp số 1, xây dựng đoạn từ nút Mai Dịch đến nút Trung Hòa  dài 3,56 km, đã được chủ đầu tư trao cho Liên danh Shamwham – Cienco4. Gói thầu số 3, xây dựng đoạn từ nút giao Thanh Xuân đến Bắc hồ Linh Đàm dài 3,26 km, sẽ do Liên danh Tổng công ty Xây dựng Thăng Long – Cienco8 – Cienco4 thi công.

 

Với tổng mức đầu tư  l5.547 tỷ đồng, Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 đoạn Mai Dịch tới Bắc hồ Linh Đàm thuộc đường vành đai 3 Hà Nội (Dự án) là một trong những công trình đường bộ có suất đầu tư cao nhất từ trước tới nay: 616 tỷ đồng/km. Cũng cần phải nói thêm, đây là dự án không giải phóng mặt bằng nên toàn bộ kinh phí mà Bộ GTVT dự tính (bao gồm cả dự phòng) đều phục vụ cho việc xây dựng tuyến đường. Tuy nhiên, xét về quy mô, công năng sử dụng, mức độ hiện đại và tính mỹ thuật, Dự án quả là “đắt xắt ra miếng”.

 

Với điểm đầu tại Km19 + 620 (vị trí sau cầu vượt Mai Dịch hiện tại), điểm cuối tại Km 28 +532 (phía Bắc hồ Linh Đàm và cũng là điểm đầu Dự án xây dựng cầu Thanh Trì), phạm vi xây dựng của Dự án nằm trong dải phân cách của đường vành đai 3 giai đoạn 1 đang thi công. Theo các chuyên gia, với thiết kế đặc thù dành cho đường trên cao, tuyến đường không chỉ xác lập kỷ lục về chiều dài cầu cạn, mà còn là đoạn đường cao tốc đô thị hiện đại nhất Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, theo ông Vũ Xuân Hòa, việc phải sớm triển khai xây dựng đoạn từ Mai Dịch đến phía Bắc hồ Linh Đàm giai đoạn 2 đi trên cao là bởi tuyến đường vành đai 3 đã mãn tải sau 2 năm  khai thác. Ngoài việc kết nối với Quốc lộ 1 A, Quốc lộ 5 thông qua cầu Thanh Trì, đường vành đai 3 đi trên cao còn nối thông đường cao tốc dẫn tới khu Công nghệ cao Hòa Lạc đang được xây dựng.

 

Bất chấp việc Gói thầu xây lắp số 2 có độ lệch khá lớn về thời gian khởi công so với Gói thầu số 3, hơn 1 năm, nhiều khả năng Sumitomo Mitsui sẽ đẩy được tiến độ gói thầu kịp với tiến độ toàn Dự án.

“Chúng tôi rất ấn tượng về giải pháp tổ chức thi công của nhà thầu Nhật Bản, đặc biệt là hệ thống đà giáo, ván khuôn được áp dụng công nghệ mới nhất của Nhật Bản. Với năng lực về công nghệ, tài chính, Sumitomo Mitsui sẽ sớm đuổi kịp các gói thầu còn lại”, ông Hòa cho biết.

 

Ngoài sức ép về tiến độ, những lo ngại về việc Dự án có nguy cơ phải bổ sung vốn đã được xóa bỏ và tổng mức đầu tư xây dựng công trình nhiều khả năng sẽ dừng ở con số 5.547 tỷ đồng”, ông Hòa cho biết.

Được biết, dự toán công trình được lập vào tháng 3/2008, nhưng do giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến khiến chủ đầu tư Dự án vào cuối tháng 2/2009 phải đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công hàm đề nghị Chính phủ Nhật Bản cấp vốn bổ sung 7,909 tỷ Yên để có đủ vốn triển khai.

JPAGE_CURRENT_OF_TOTAL

 
 
 
 

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM