You are here: Tin tức Tin tức chuyên ngành Cơ hội “kép” từ đường cao tốc trên cao
 
 

Cơ hội “kép” từ đường cao tốc trên cao

Email In

Với gần 9 km đường bộ cao tốc trên cao, Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3, giai đoạn 2 có thể là lối thoát cho bài toán giao thông tại khu vực phía Nam Hà Nội.

 

Việc Gói thầu số 2, xây dựng đoạn Trung Hòa – Thanh Xuân, thuộc Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2, đoạn Mai Dịch – Pháp Vân, được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), trao cho nhà thầu Nhật Bản Sumitomi Mitsui đã giúp chủ đầu tư tuyến đường cao tốc đô thị  trên cao đầu tiên tại Hà Nội tìm đủ nhà thầu thi công.

 

Theo đó, Sumitomo Mitsui có 913 ngày để xây dựng 1 cầu cạn dài 2,070 km, gồm 53 nhịp

Đoạn cao tốc đô thị trên cao hiện đại nhất Việt Nam đang được xây dựng. Ảnh: Đức Thanh

 và 4 nhánh lên xuống dài 840 m tại 2 nút giao Trung Hòa và Thanh Xuân. Hợp đồng này có giá trị  1.079 tỷ đồng, bao gồm cả các khoản dự phòng và thuế.

Ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long, đại diện chủ đầu tư cho biết, Liên danh sẽ bắt tay vào xây dựng sau 28 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký.

 

Trước đó, Gói thầu xây lắp số 1, xây dựng đoạn từ nút Mai Dịch đến nút Trung Hòa  dài 3,56 km, đã được chủ đầu tư trao cho Liên danh Shamwham – Cienco4. Gói thầu số 3, xây dựng đoạn từ nút giao Thanh Xuân đến Bắc hồ Linh Đàm dài 3,26 km, sẽ do Liên danh Tổng công ty Xây dựng Thăng Long – Cienco8 – Cienco4 thi công.

 

Với tổng mức đầu tư  l5.547 tỷ đồng, Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 đoạn Mai Dịch tới Bắc hồ Linh Đàm thuộc đường vành đai 3 Hà Nội (Dự án) là một trong những công trình đường bộ có suất đầu tư cao nhất từ trước tới nay: 616 tỷ đồng/km. Cũng cần phải nói thêm, đây là dự án không giải phóng mặt bằng nên toàn bộ kinh phí mà Bộ GTVT dự tính (bao gồm cả dự phòng) đều phục vụ cho việc xây dựng tuyến đường. Tuy nhiên, xét về quy mô, công năng sử dụng, mức độ hiện đại và tính mỹ thuật, Dự án quả là “đắt xắt ra miếng”.

 

Với điểm đầu tại Km19 + 620 (vị trí sau cầu vượt Mai Dịch hiện tại), điểm cuối tại Km 28 +532 (phía Bắc hồ Linh Đàm và cũng là điểm đầu Dự án xây dựng cầu Thanh Trì), phạm vi xây dựng của Dự án nằm trong dải phân cách của đường vành đai 3 giai đoạn 1 đang thi công. Theo các chuyên gia, với thiết kế đặc thù dành cho đường trên cao, tuyến đường không chỉ xác lập kỷ lục về chiều dài cầu cạn, mà còn là đoạn đường cao tốc đô thị hiện đại nhất Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, theo ông Vũ Xuân Hòa, việc phải sớm triển khai xây dựng đoạn từ Mai Dịch đến phía Bắc hồ Linh Đàm giai đoạn 2 đi trên cao là bởi tuyến đường vành đai 3 đã mãn tải sau 2 năm  khai thác. Ngoài việc kết nối với Quốc lộ 1 A, Quốc lộ 5 thông qua cầu Thanh Trì, đường vành đai 3 đi trên cao còn nối thông đường cao tốc dẫn tới khu Công nghệ cao Hòa Lạc đang được xây dựng.

 

Bất chấp việc Gói thầu xây lắp số 2 có độ lệch khá lớn về thời gian khởi công so với Gói thầu số 3, hơn 1 năm, nhiều khả năng Sumitomo Mitsui sẽ đẩy được tiến độ gói thầu kịp với tiến độ toàn Dự án.

“Chúng tôi rất ấn tượng về giải pháp tổ chức thi công của nhà thầu Nhật Bản, đặc biệt là hệ thống đà giáo, ván khuôn được áp dụng công nghệ mới nhất của Nhật Bản. Với năng lực về công nghệ, tài chính, Sumitomo Mitsui sẽ sớm đuổi kịp các gói thầu còn lại”, ông Hòa cho biết.

 

Ngoài sức ép về tiến độ, những lo ngại về việc Dự án có nguy cơ phải bổ sung vốn đã được xóa bỏ và tổng mức đầu tư xây dựng công trình nhiều khả năng sẽ dừng ở con số 5.547 tỷ đồng”, ông Hòa cho biết.

Được biết, dự toán công trình được lập vào tháng 3/2008, nhưng do giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến khiến chủ đầu tư Dự án vào cuối tháng 2/2009 phải đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công hàm đề nghị Chính phủ Nhật Bản cấp vốn bổ sung 7,909 tỷ Yên để có đủ vốn triển khai.

 
 
 
 

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM