Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý về nguyên tắc bổ sung dự án Nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu, công suất 99 MW vào danh mục các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VI (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025); giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Công Lý thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy điện gió. Đầu năm 2010, Công ty này đã được UBND tỉnh Bạc Liêu cho phép lập dự án xây dựng nhà máy điện gió trên diện tích dự kiến khoảng 500ha dự kiến xây dựng tại khu vực dọc theo tuyến đê biển Đông từ phường Nhà Mát - xã Vĩnh Trạch Đông (thị xã Bạc Liêu) đến khu vực giáp ranh với huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. |
Tin tức chuyên ngành
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý về nguyên tắc bổ sung dự án Nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu
Cuối 2011, khởi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Dự kiến cuối năm 2011 sẽ khởi công xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc giữa đại diện Bộ GTVT, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC), Ngân hàng Thế giới (WB) với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng ngày 12/8. Trong đó sẽ chia làm hai giai đoạn Đà Nẵng - Tam Kỳ (Quảng Nam); Tam Kỳ - Quảng Ngãi và hoàn thành sau 4 năm xây dựng.
Bản đồ hướng tuyến dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Ảnh: HC
Đại diện VEC cho hay, để xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ thu hồi vĩnh viễn khoảng 9,6 triệu m2 đất, gần 66,3 nghìn m2 nhà cửa… Riêng với 8km đi qua địa phận Đà Nẵng sẽ phải di dời 424 hộ dân ở 3 xã Hòa Nhơn, Hòa Phong và Hòa Tiến (huyện Hòa Vang). Trong đó, sẽ bố trí tái định cư cho 389 hộ với nhu cầu diện tích đất bố trí 35.120m2. Tổng kinh phí cho công tác này là 95 tỷ đồng.
Theo tính toán của WB, việc xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có ý nghĩa rất lớn về phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là tại các địa phương có đường cao tốc đi qua với chỉ số đánh giá hiệu quả trên 20%.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là kế hoạch và chính sách giải phóng mặt bằng của mỗi địa phương trên tuyến khác nhau. Mặt khác, có sự khác biệt giữa khung chính sách của WB và VN, chủ yếu là về khung giá đất đền bù, đất không đủ tiêu chuẩn đền bù, trợ cấp phục hồi thu nhập và tạo việc làm, mức hỗ trợ các hộ kinh doanh, đền bù cho nhà cửa và kết cấu. Do vậy, cần có giải pháp giải quyết để dự án có thể nhanh chóng triển khai và đưa vào hoạt động đúng tiến độ.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư (PMU 85 làm đại diện) có chiều dài 131km với tổng mức đầu tư dự kiến 28.518 tỷ đồng (hơn 1,5 tỷ USD). Phương án huy động vốn cho dự án này được thực hiện theo cơ chế: Chính phủ đứng ra vay vốn của WB và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để VEC vay lại theo quy định hiện hành.
Trong đó, vốn vay của WB là 576 triệu USD (38,4%), vay của JICA là 725 triệu USD (48,3%) sẽ được sử dụng để đầu tư xây dựng; còn lại 200 triệu USD (13,3%) là phần vốn đối ứng của phía VN, chủ yếu được dùng để giải phóng mặt bằng, lập và quản lý dự án.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, rộng mặt đường 26m, mặt đường bằng bê tông asphalt (đồng thời có dự phòng quỹ đất để mở rộng lên 6 làn xe trong tương lai) với tốc độ lưu thông 120km/h, cùng các hạng mục cầu, cống thoát nước… với chi phí thiết kế 17 triệu USD.
|
PV |
Sơn La: Thông xe cầu có trụ cao nhất Việt Nam
Ban Quản lý dự án 1, Bộ Giao thông vận tải cho biết Cầu Pá Uôn bắc qua hồ thủy điện Sơn La trên Quốc lộ 279 thuộc địa bàn xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La vừa được thông xe kỹ thuật vào đầu tháng Tám này. Cầu Pá Uôn có tổng vốn đầu tư khoảng 750 tỷ đồng, được thiết kế theo quy mô vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép dự ứng lực và thi công theo hệ dầm liên tục. Cầu Pá Uôn có chiều dài trên 938m, chiều rộng 9m, hai làn xe chạy, hoạt tải HL-93. Với độ cao tự nhiên từ mặt đất lên mặt cầu xe chạy 105m, trụ chính được xây dựng cao gần 100m - lập kỷ lục mới ở Việt Nam về chiều cao. Việc hoàn thành, đưa vào sử dụng cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam không những đánh dấu mốc son phát triển vượt bậc về ngành xây dựng cầu đường, trình độ năng lực của đội ngũ thợ cầu Việt Nam, mà còn góp phần kết nối các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, phục vụ dự án tránh ngập thủy điện Sơn La, có ý nghĩa phát triển chung về kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh trong khu vực./. |
PV |
Đại lộ Thăng Long - Tầm nhìn Thế kỷ
Khi mốc kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội chỉ còn đếm bằng ngày. Đại lộ Thăng Long đã mở ra cả một chân trời mới cho sự phát triển của cửa ngõ phía tây Thủ đô Hà Nội “Tây tiến”
Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc được khởi công xây dựng từ 20/3/2005 với tổng mức đầu tư (theo dự toán phê duyệt) 7.527 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến cao tốc là hơn 29km. Đường Láng - Hòa Lạc là tuyến cao tốc trọng điểm nằm trong quy hoạch chung chuỗi đô thị Xuân Mai - Miếu Môn - Hòa Lạc - Sơn Tây. |
Tuyến đường này là một trục hướng tâm nối liền trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị phía tây cũng như các tuyến giao thông quan trọng như đường vành đai II, III và IV; QL21A (đường Hồ Chí Minh); tỉnh lộ 70, 80, 81... Đây là tuyến cao tốc rộng và lớn nhất Việt Nam hiện nay với 4 phần gồm cao tốc, đường gom, các dải lưu thông giữa đường cao tốc và đường gom cùng dải dự trữ giữa 2 làn cao tốc; chiều rộng nền đường trung bình là 140m.
Nói đến con đường Láng - Hoà Lạc, lại nhớ đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người luôn có những ý tưởng táo bạo cho tương lai đất nước. “Cách đây gần 20 năm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định đầu tư tuyến đường quan trọng này để nối Thủ đô Hà Nội với Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, với Khu công nghệ cao Hòa Lạc, và để phát triển các đô thị vệ tinh phía tây Hà Nội… Tiếp theo đó, Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các bộ ngành và đặc biệt là chính quyền Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Tây (cũ) quyết tâm để có con đường này” - ThS.KTS Ngô Trung Hải - Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng cho hay. Theo ông Hải, trong thời gian tới, cùng với đồ án Quy hoạch chung Hà Nội, sẽ có quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc riêng cho tuyến đường hiện đại nhất Đông Nam Á này để nó phát triển xứng tầm là Đại lộ Thăng Long.
|
Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc là tuyến đường cao tốc nối khu trung tâm Hà Nội với QL21A, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm trọn trong địa giới TP Hà Nội . Điểm đầu tại nút giao Trung Hoà, Km 1+800 cầu Tô Lịch, đường Trần Duy Hưng, Q.Cầu Giấy. Các quận, huyện đi qua: Cầu Giấy, Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất - TP Hà Nội. Điểm cuối xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất (Km 31+064 - QL21A). Chiều rộng trung bình tuyến đường 140m, bao gồm 2 dải đường cao tốc qui mô mỗi chiều 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị, 2 làn đường sắt trên cao và đường dẫn nước sông Đà. Ngoài ra, còn dải trồng cây xanh và vỉa hè. Đây là đường cấp 1 đồng bằng, thiết kế cho xe chạy với vận tốc 70 km/h đến 120 km/h. Tổng vốn đầu tư 5.379 tỷ đồng, khởi công ngày 20/3/2005. TCty XNK Xây dựng Việt Nam là nhà đầu tư và tổng thầu xây lắp của Dự án |
Cần quản lý khai thác xứng tầm
Sau khi đi kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường chiều 9/8, trả lời câu hỏi “Động lực nào khiến VINACONEX quyết định đầu tư, triển khai dự án?” của PV XD&PL, ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch HĐQT TCty VINACONEX cho rằng, đã là doanh nghiệp, chắc chắn ai cũng nghĩ sẽ xây dựng ít nhất công trình gì đó cho đất nước, cho nhân dân và có một chút lợi ích cho doanh nghiệp. Sau khi Chính phủ cho phép đầu tư, VINACONEX đồng thời triển khai 2 dự án Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc và dự án nước Sông Đà và tiếp tới là nghiên cứu đề xuất dự án tàu điện 1 ray… “Chúng tôi làm tuyến đường này trước hết để phục vụ nhân dân chứ không phải vì lợi ích của riêng VINACONEX. Nếu không có các dự án phát triển hạ tầng, cấp nước, thoát nước… làm gì có thể phát triển hàng loạt đô thị mới ven trục đường này. Vấn đề là ở chỗ, các doanh nghiệp khi không trực tiếp đóng góp vào tuyến đường, họ cần đóng góp cho địa phương, cho đất nước sao cho xứng tầm…” ông Tuân nói.
Để tuyến đường xứng đáng với tên gọi mới “Đại lộ Thăng Long”, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam cho rằng: Trong suy nghĩ của chúng ta từ trước đến nay, hai bên đại lộ thường có những công trình rất hoành tráng, đẹp đẽ. Ví dụ như những đại lộ lớn của thủ đô Paris (Pháp), Moscow (Nga), Washington (Mỹ) hay đại lộ lớn đi qua quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Trong khi hai bên đường Láng - Hòa Lạc hiện tại có nhiều doanh nghiệp, những xưởng sản xuất bê tông, công nghiệp… nên tôi nghĩ tính chất đại lộ cũng bị ảnh hưởng.
“Trong quá trình làm, chúng ta cũng phải cân nhắc và tính toán để hai bên đường có cảnh quan phù hợp với đại lộ. Tôi cho rằng từ ngã ba đường Láng, nối liền đường Nguyễn Chí Thanh qua Trung tâm Hội nghị Quốc gia, chúng ta có một con đường tương đối đẹp và chất lượng rồi, được tiếp tục bằng một đại lộ lớn, một con đường cao tốc ở giữa có cảnh quan. Sắp tới đây dự kiến còn làm cả đường sắt. Khi đã gắn tên là đại lộ Thăng Long, đòi hỏi các nhà kiến trúc, quy hoạch phải làm cho con đường này phù hợp và mang đậm ý nghĩa 1.000 năm Thăng Long” - ông Trần Ngọc Hùng nói.
|
Việt Hùng |
Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số...
Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ Người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác. Chính tính chân thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực cũng là yêu cầu đầu tiên của Bác Hồ đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói, khi viết. Bác thường nhắc nhở: “Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”; không nên nói ẩu”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”… |
Các bài viết khác...
- Quy chế đánh giá và công nhận công trình sản phẩm xây dựng
- Thành lập Đoàn kiểm tra các cơ sở tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, định giá xây dựng
- Động thổ bãi đậu xe ngầm đầu tiên tại Sài Gòn
- UBND TP Hà Nội vừa ra Quyết định từ ngày 1/8/2010 ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
JPAGE_CURRENT_OF_TOTAL