You are here: Tin tức Tin tức chuyên ngành Dự án bất động sản tại TP.HCM: Trăm kiểu... tắc
 
 

Dự án bất động sản tại TP.HCM: Trăm kiểu... tắc

Email In

Quang Duy

(baodautu.vn) Nhiều dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM đã bị “tắc” hàng chục năm trời vì những lý do như giá đền bù bất nhất, văn bản tréo ngoe của chính quyền địa phương.Giá đền bù bất nhất


Dự án Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc (quận 9, TPHCM) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001. Công ty cổ phần Địa ốc 10 (Res 10 JSC) là chủ đầu tư chính, được giao 78,5 ha để xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trong vùng quy hoạch dự án này có 438 hộ ở phường Phước Long A và Phước Bình phải đền bù giải tỏa.

Dự án Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc đã bị “tắc” nhiều năm. Ảnh: Quang Duy

Theo báo cáo của Ban Thanh tra nhân dân phường Phước Bình, tiến trình đền bù Dự án có nhiều bất cập, khiến các hộ dân trong khu vực giải tỏa không đồng ý giao đất và Dự án đã “tắc” nhiều năm. Bên cạnh đó, sau khi được giao đất, Res 10 JSC đã chuyển nhượng quyền đầu tư cho 8 doanh nghiệp khác. Những nhà đầu tư thứ cấp này không chịu bồi thường dứt điểm, chỉ san lấp sơ sài và tiếp tục chuyển nhượng đất của Dự án cho nhiều đơn vị, cá nhân khác dưới hình thức “huy động vốn”.


Ông Trương Văn Quyền, Giám đốc Xí nghiệp Thương mại – Xây dựng – Dịch vụ vận tải (thuộc Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải ô tô 6) -  một nhà đầu tư thứ cấp cho biết: “Đến nay, chỉ có Res 10 JSC với tư cách nhà đầu tư trục chính chịu trách nhiệm tái định cư, nên UBND TP.HCM ưu tiên cấp quyền sử dụng đất khu vực Phước Long A để đơn vị có cơ sở tách đất cho các hộ tái định cư theo diện ưu tiên chính sách thu hồi hồi đất. Còn 8 nhà đầu tư thứ cấp do chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa làm xong hạ tầng nội bộ, nên việc xem xét cấp quyền sử dụng đất vẫn còn phải chờ”.


Nhiều hộ dân đã mua đất trong Khu dân cư đang rất bức xúc vì phải sống trong cảnh không có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất. Cách làm này của chủ đầu tư cũng đã bộc lộ biểu hiện làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vì trong văn bản chấp thuận đầu tư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “Sau khi xây dựng xong phần kỹ thuật trục chính Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc, Res 10 JSC phải bàn giao lại toàn bộ diện tích đất cho UBND TP.HCM để Thành phố tiến hành thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tư thứ cấp theo quy định của Luật Đất đai”.


Tắc vì văn bản... tréo ngoe

Cùng hoàn cảnh với Dự án Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc là Dự án Khu nhà phân lô hộ lẻ phường Phú Hữu (quận 9). Năm 2001, thực hiện chủ trương của UBND TP.HCM về việc phát triển nhà ở quy mô nhỏ, ông Phạm Trọng Thuần cùng 10 hộ dân tại phường Phú Hữu góp vốn, đất xây dựng dự án khu dân cư phân lô hộ lẻ, diện tích 4,5 ha. Tháng 8/2001, Dự án được Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP.HCM (nay là Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM) ký Quyết định 2482-KTST-DB2 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ xây dựng 1/500.

Sau khi thỏa thuận đền bù 32.079 m2 đất ruộng và 12.885 m2 đất công (đất ven kênh rạch chưa hoán đổi), ông Phạm Trọng Thuần đã tiến hành san lấp mặt bằng, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng vào năm 2004 và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Năm 2005, Dự án đã được UBND quận 9 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ diện tích.


Đang triển khai thuận lợi, cuối năm 2005, rắc rối phát sinh với chủ đầu tư, khiến Dự án chững lại. Khi đó, UBND quận 9 có văn bản đề nghị được kiểm định thửa đất của bà Trương Thị Mới nằm trong khuôn viên Dự án với lý do “sót thửa”. Đến năm 2007, UBND quận 9 ra Quyết định 205/QĐ-UBND thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Thuần và các cổ đông của ông, với lý do ông Thuần không thỏa thuận được với bà Mới phần diện tích 1.080 m2 đất ven kênh rạch. Lý giải trên có hợp lý, khi trước đó 6 tháng, chính UBND quận 9 đã thu hồi thửa đất của bà Mới tại Quyết định 1439/QĐ-UBND-TNMT ngày 1/7/2005 và vào tháng 9/2006, bà Mới cũng đã bị xử phạt vì đã “tự ý dựng một bộ phận công trình hàng rào trên các thửa đất đã được cấp sổ đỏ năm 2005 cho Dự án”...


Sự việc tưởng chừng không khó xử lý, nhưng đã hơn 5 năm qua, chính quyền địa phương không có động thái nào hỗ trợ nhà đầu tư. Khu đất dự án bây giờ trở thành bãi đất hoang. Hàng chục tỷ đồng đầu tư vào các công trình đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng... sau thời gian dài không sử dụng, duy tu, đã xuống cấp nghiêm trọng.

“Quá trình giải quyết kéo dài đã khiến dự án tê liệt vì cổ đông mất niềm tin, không đóng góp kinh phí. Chính quyền địa phương cần thu hồi các văn bản phi lý và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành dự án”, ông Thuần kiến nghị

 
 
 
 

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM