Trục Ba Vì - Hồ Tây : nối tiếp cuối đường Hoàng Quốc Việt đến Hồ Đồng Mô |
Trục Hồ Tây – Ba Vì luôn được chú ý và có nhiều tranh luận . Đáng chú ý là phần đông các cư dân Thủ đô trẻ tuổi tán thưởng không gian hiện đại này . Bài dưói đây là quan điểm của bạn đọc Trần Huy Ánh - thành viên Hội KTS Hà Nội. Tuy không chuyển TTHCQG lên Ba Vì , nhưng đây đã được xác định lập quỹ đất dự trữ Quốc gia , không gian phát triển cho 40 năm nữa ( 2050 ) , như vậy không có nghĩa là không cần có đường dẫn lên đó . Giả sử Quỹ đất dự trữ ấy Hà Nội trồng rừng , làm công viên cây xanh công cộng thì hàng ngàn Ha rừng cây kết hợp với hàng ngàn Ha mặt nước hồ Đồng Mô , lại kề cận đô thị công nghệ cao Hoà Lạc – đây thật sự là công viên nghỉ dưỡng lý tưởng cho Thủ đô , lại tạo việc làm dịch vụ cho nhân dân địa phương . |
Con đường dẫn từ trung tâm TP đông đúc lên Ba Vì xanh sạch đi lại nhanh , thuận tiện càng phát huy giá trị kinh tế xã hội.
Mặc dù thực tế cũng như QH đã xác định thêm nhiều trục giao thông từ trung tâm TP về phía Tây , nhưng trục Ba Vì Hồ Tây đảm nhiệm đặc thù giao thông riêng. Nó có vai trò như khép kin vòng tròn giao thông , tất nhiên đã có cả đường 32 lên Sơn Tây (lại thêm Tây Thăng Long nữa) , vòng qua đường 21 về Hoà Lạc , nhưng nó có vị trí đảm bảo sự lưu thông thuận tiện nhất nếu có bất cứ sự cố nào , nhất là Hà nội nối Hoà lạc chỉ có một trục duy nhất là ẩn chứa tê liệt nếu có sự cố , cho dù đường rộng tới đâu thì vẫn là độc đạo.
Có điều dở nhất là chúng ta nói vo nhiều quá , chưa thấy GS, TS nào phân tích nhu cầu giao thông dựa trên các phần mềm máy tính chuyên dụng cả .Tư vấn phản biện quốc tế nhấn mạnh việc ta cần sử dụng mô hình tính toán EMME2 để phân tích sự tác động qua lại trong việc dự báo về nhu cầu giao thông, nạn tắc đường, chiến lược sử dụng đất. Hà Nội có nhiều công ty tin học lớn có khả năng , ta nhờ họ tính thì rất thuyết phục . Kết quả sẽ cho biết chính xác thời điểm nào cần quy mô nào đáp ứng , tương tác với cả mạng lưới sẽ lợi hay bất lợi ra sao. Những lo ngại trục đường sẽ phá hỏng cảnh quan khá vu vơ , trong khi thực tế kông có trục đường này , Hà Tây (cũ) và Hà Nội hiện nay có nhiều dự án chủ động tấn công các |
KTS Trần Huy Ánh và Bùi Thế Trung khảo sát hệ thống GTCC tại Kuala Lumpure |
cảnh quan nơi đây rồi. Bảo tồn đặc biệt không gian tự nhiên Ba Vì thì việc trước mắt và quan trọng của Thành phố là triệt thoái các dự án kinh doanh BĐS núp tên sinh thái nhà vườn, khu nghỉ dưỡng kết hợp sân golf …quanh đây mới là thiết thực , lại mở rộng thêm diện tích dự trữ Quốc gia thì tốt quá.
Trục Ba Vì - Hồ Tây , đoạn 1 từ cuối đường Hoàng Quốc Việt đến hết Vành đai Xanh khuyến nghị làm đường trên cao - Hình phối cảnh mở rộng đoạn trục 300m có rất nhiều cây xanh và không gian công cộng |
Còn trục đường vượt qua hai khu vực Vành đai Xanh và Hành lang Xanh thì đưa nó lên cao , đảm bảo hành lang thoát nước ( 2 khu này đều trũng) giữa nguyên đồng ruộng xanh bên dưới, loại bỏ hiện tượng xây dựng bám 2 bên đường , đỡ cả mối lo lợi ích nhóm này kia làm đường là phụ , bán đất ven đường là chính . Mặt cắt đường rộng cỡ nào cũng nhờ máy tính trợ giúp xác định sao cho phù hợp . Ví như khi chưa xuất hiện nhu cầu lớn chỉ cần một tuyến tầu điện 1 ray cũng là một gợi ý . Việc kết hợp trục giao thông với các tuyến đường dây đường ống kỹ thuật đi dưới mặt đất hay đặt trên cao đều bố trí được . Đoạn vượt qua Hành lang Xanh đến đất dự trữ Quốc gia để tới 30-40 năm nữa không biết ra sao,tôi và anh nếu còn sống thì cũng rất già, tính hộ lớp trẻ làm gì, |
tính đúng chưa có khả năng , tính nhầm thì phải tội đấy. Nhưng đoạn từ Hoàng Quốc Việt tới vành đai 4 cần can thiệp ngay vì hiện tại đang đứng trước nguy cơ bị băm nát rồi.
Có ý kiến cho rằng chỉ nên bỏ khúc nối Hoàng Quốc Việt đến hết Vành đai Xanh sông Nhuệ - làm một trục giao thông mà không xác định xuất phất từ đâu, kết thúc chỗ nào thì là tai hoạ. HN đã có không ít con đường ngớ ngẩn như thế lắm rồi , nay không cần thêm nữa . QH để phân kỳ thực hiện có mục tiêu , lộ trình , hôm nay ta quá thận trọng rụt rè sẽ để lại khó khăn cho ngày mai, thậm chí bế tắc . Mặt cắt đường 300 mét , tạo không gian lớn hai bên đường tới hàng nghìn mét – Đó chính là không gian Hà Nội mới , hướng tới thiên niên kỷ thứ hai. Những khu đô thị lí nhí chia lô những cao ốc bé như bó đũa bám chợ bám đường chỉ thích hợp với tư duy anh |
Không gian hiện đại, nhiều công trình công cộng khối lớn từ Vành đai Xanh đến vành đai 4 |
hàng xén. Các nhà QH và quản lý nếu cố gắng vựơt khỏi cái nhận thức cũ kỹ thì quý lắm . Hãy trưng bầy cái mô hình này ra , hỏi những công dân thủ đô tầm tuổi dưói 35 ấy , rằng họ có bằng lòng Hà Nội xắp xếp không gian khoáng đạt như vậy …Họ mới là ngưòi cho câu trả lời đáng ghi nhận.